Danh mục: Cẩm nang cho bé

TRẺ BỊ GHẺ NƯỚC TẮM LÁ GÌ? HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TỪ CHUYÊN GIA

Ghẻ nước là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ra tình trạng ngứa dữ dội, nổi mụn nước li ti và có thể lan rộng nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách. Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, nhiều phụ huynh còn quan tâm đến giải pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị như tắm lá. Vậy trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì là an toàn và hiệu quả? Bài viết này sẽ phân tích cụ thể, cùng tìm hiểu với Đại Bắc Care nhé!

1 – Ghẻ nước ở trẻ là gì?

Ghẻ nước (hay còn gọi là ghẻ) là một bệnh lý da liễu thường gặp do ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei gây ra. Loại ký sinh trùng này khi bám được lên da sẽ đào hang dưới da để sinh sống và đẻ trứng, dẫn đến các phản ứng viêm da và gây ngứa dữ dội.

trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì

Ai cũng có thể bị ghẻ nước tấn công, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc ghẻ nước do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc gần với người lớn hoặc trẻ khác trong môi trường sinh hoạt, học tập chung cộng thêm việc vệ sinh chưa đúng cách tạo điều kiện cho cái ghẻ phát triển. Ví dụ như vệ sinh chưa kỹ các vùng kẽ tay, kẽ chân… là những vị trí mà ghẻ nước hay tấn công nhất. 

2 – Triệu chứng trẻ bị ghẻ nước

Trước khi tìm hiểu trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì, ba mẹ nên tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu ghẻ nước ở trẻ nhỏ, đây là việc vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời, tránh ghẻ lan rộng và gây biến chứng. 

Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng mà cha mẹ cần lưu ý:

Ngứa nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

Đây là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất. Cảm giác ngứa xảy ra do phản ứng của cơ thể với chất thải và trứng của cái ghẻ trong da gây ra. Trẻ thường trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc giữa đêm do ngứa và khó chịu.

Theo các nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí Y học Da liễu Quốc tế (International Journal of Dermatology, 2023), khoảng 80% bệnh nhân bị ghẻ mô tả mức độ ngứa dữ dội về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti

Khi bị ghẻ, cha mẹ sẽ thất trên da trẻ bắt đầu xuất hiện những mụn nước nhỏ, trong suốt, nằm rải rác hoặc thành cụm. Đặc biệt là những vị trí có lớp da mỏng và ấm như kẽ tay, kẽ chân, cổ tay, nách, vùng quanh rốn, mông và mặt trong đùi…

Lưu ý, mụn nước không đau nhưng rất ngứa và dễ bị gãi trầy xước, làm tổn thương da. Nên cha mẹ cần can thiệp sớm để tránh những khó chịu cho trẻ. Một số trẻ có vết gãi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Trong nhiều trường hợp, vết gãi lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến tình trạng chàm hóa da (da khô, dày, sạm màu), khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Trẻ khó chịu, quấy khóc, mất ngủ kéo dài

Bởi cơn ngứa liên tục khiến trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi không thể ngủ ngon. Trẻ hay gãi trong vô thức khi ngủ, làm mụn nước vỡ ra, gây đau và nhiễm trùng.

Không chỉ có vậy, trẻ có thể trở nên cáu gắt, ăn kém, mệt mỏi, thậm chí sụt cân nếu bệnh kéo dài mà không điều trị đúng cách.

Xuất hiện nhiễm trùng thứ phát (trường hợp nặng)

Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị nhiễm trùng da thứ phát, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes xâm nhập vào vết trầy xước.

trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nhiễm trùng thứ phát:

  • Vùng da tấy đỏ, sưng nóng, chảy mủ
  • Mụn nước biến thành mụn mủ, có vảy vàng hoặc vết loét
  • Trẻ có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch

Lưu ý: Không phải trẻ nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng. Ba mẹ cần cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trên da của bé, nhất là khi kèm theo ngứa và nổi mụn nước.

3 – Trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì?

Trong dân gian, nhiều loại lá cây có tác dụng sát khuẩn, làm dịu da, được dùng để hỗ trợ điều trị ghẻ nước cho trẻ nhỏ. Dưới đây là các loại lá phổ biến và có sẵn tại Việt Nam, giúp ba mẹ biết được đáp án cho thắc mắc trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì?

3.1 Lá trầu không

Lá trầu không chứa hợp chất phenol, chủ yếu là chavicol – có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Nhờ vâỵ, lá trầu không giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng, bao gồm cả vi khuẩn gây ghẻ nước, đồng thời làm dịu vùng da bị kích ứng.

trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Y Dược (Journal of Pharmaceutical Sciences, 2021), chiết xuất lá trầu không có khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus hiệu quả. 

Cách dùng: Dùng 5-7 lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nhẹ rồi đun sôi với 2 lít nước, để nguội khoảng 37 – 38 độ rồi tắm cho trẻ.

3.2 Trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì? – Tắm nước lá khế

Từ xưa, các mẹ thường chia sẻ với nhau về công dụng tuyệt vời của lá khế, lá khế tươi thường được dùng trong các bài thuốc trị rôm sảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cho trẻ em từ xa xưa. Tuy nhiên, lá khế cũng có khả năng hỗ trợ điều trị ghẻ nước. 

Lá khế chứa nhiều flavonoid và tanin, đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả, thêm vào đó lá khế còn có tính mát, giúp làm dịu da bị sưng đỏ, nổi mụn nước.

Cách dùng: Sử dụng nắm lá khế tươi, đun sôi, pha loãng để tắm hằng ngày. Có thể lấy bã lá lau nhẹ vùng bị ghẻ. Nhưng không nên chà xát vì có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương, khiến tình trạng ghẻ thêm nặng hơn. 

3.3 Lá chè xanh

Lá chè xanh có tính mát, được coi là “thần dược” trị hăm tã ở trẻ. Nhưng có thể nhiều cha mẹ chưa biết, lá trà xanh rất giàu polyphenol và catechin, có tính sát khuẩn, tiêu viêm, làm sạch vùng da tổn thương. Đồng thời giúp giảm sưng ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát tuyệt vời.

Theo nghiên cứu tại Đại học Kyoto (Nhật Bản), các hợp chất trong lá chè xanh có thể ức chế mạnh mẽ các vi khuẩn và virus gây bệnh ngoài da. Nên nếu trẻ bị ghẻ nước, cha mẹ đừng quên tắm lá trà xanh để giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Cách dùng: Dùng 1 nắm lá chè tươi, vò nhẹ, đun sôi lấy nước tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể đun đặc và chờ nguội bớt, chấm vào những vùng bị ghẻ nước của trẻ.

3.4. Lá ổi

Lá ổi chứa nhiều hoạt chất quý như quercetin, flavonoid và tanin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm se da rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền, lá ổi thường được dùng để giảm ngứa, sát trùng vết thương, làm dịu các nốt mẩn đỏ do viêm da hoặc ghẻ nước gây ra. 

Đặc biệt, hoạt chất Tanin trong lá ổi còn giúp làm khô dịch tiết và hạn chế sự lan rộng của vi khuẩn trên da. Nên từ lâu, lá ổi đã được tin tưởng để “đối phó” với tình trạng ghẻ nước.

Cách dùng: Chuẩn bị khoảng 20–30 lá ổi tươi, chọn lá bánh tẻ (không quá già, không quá non), không sâu bệnh. Sau đó rửa sạch, đun sôi với 2 – 3 lít nước, có thể thêm muối để tăng tính sát khuẩn. Để nước nguội bớt rồi dùng để  tắm toàn thân cho trẻ hoặc lấy khăn mềm nhúng nước, lau nhẹ vùng da bị ghẻ. Không cần tráng lại bằng nước thường.

Tần suất: Tắm hoặc lau mỗi ngày 1–2 lần trong suốt quá trình điều trị ghẻ.

3.5. Lá tía tô

Lá tía tô là loại thảo dược quen thuộc, có tính ấm, vị cay nhẹ, chứa tinh dầu perilla aldehyde và limonene đã được chứng minh có tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu ngứa da. Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu năm 2018, tinh dầu lá tía tô có khả năng ức chế hiệu quả vi khuẩn tụ cầu và liên cầu – những loại vi khuẩn thường gây bội nhiễm ở vùng da bị ghẻ. Ngoài ra, lá tía tô còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và đẩy nhanh quá trình hồi phục mô tổn thương.

Cách dùng: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi (khoảng 30–40g), rửa sạch, vò nát và đun sôi với 2 – 3 lít nước. Chờ nước nguội vừa phải, sau đó dùng để tắm toàn thân hoặc rửa vùng da bị ghẻ nước. Nếu không có điều kiện tắm, có thể dùng khăn mềm nhúng nước tía tô để lau người hoặc chườm vùng tổn thương cho trẻ bị ghẻ nước. Tần suất tắm ngày 1 lần, tốt nhất vào buổi chiều hoặc tối.

Sau khi lau khô người, có thể bôi thêm thuốc điều trị ghẻ theo chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị.

4. Lưu ý khi tắm lá cho trẻ

Daibaccare đã giải đáp thắc mắc Trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì? Tuy nhiên, khi sử dụng lá tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Không tắm khi da có vết thương hở, rỉ dịch, lở loét.
  • Luôn thử nước trước khi tắm, tránh làm bỏng da trẻ.
  • Lá phải được rửa sạch kỹ để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu.
  • Tắm lá chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc điều trị đặc hiệu. Cần kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trẻ bị ghẻ nước có nên kiêng gió không? Đáp án là không cần kiêng gió hoàn toàn, nhưng cần tránh để trẻ tiếp xúc với gió lạnh, máy lạnh mạnh hoặc môi trường ẩm ướt kéo dài.
  • Trẻ bị ghẻ có nên ra ngoài không? Trẻ vẫn có thể ra ngoài, nhưng cần hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là trẻ em khác, để tránh lây lan.

5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện, chuyên khoa da liễu hoặc nhi để được khám, xét nghiệm và chỉ định điều trị phù hợp nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị ngứa dai dẳng nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Mụn nước lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, mủ…).
  • Trẻ có biểu hiện sốt, bỏ ăn, mệt mỏi.
  • Tự điều trị tại nhà không hiệu quả sau 3-5 ngày.

Hy vọng với chia sẻ trên đây các cha mẹ đã có được đáp án cho câu hỏi Trẻ bị ghẻ nước tắm lá gì? Theo các chuyên gia, trẻ bị ghẻ nước không cần kiêng khem quá mức, nhưng nên duy trì vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo và giặt chăn mền hằng ngày bằng nước nóng, phơi nắng để tiêu diệt ký sinh trùng. 

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ghẻ nước, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách, hiệu quả, kết hợp tắm lá để trẻ nhanh khỏi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng quên liên hệ với Daibaccare để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Dược sĩ

Vũ Thị Hậu

Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Vũ Thị Hậu - Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, hiện đang là dược sĩ phụ trách chuyên môn của Daibaccare.

Viết đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẮM LÁ TRÀ XANH CHO TRẺ SƠ SINH:

Ghẻ nước là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ,.

TRẺ BỊ SỞI TẮM LÁ GÌ ĐỂ GIẢM

Ghẻ nước là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ,.

TRẺ BỊ MẨN NGỨA KHẮP NGƯỜI TẮM LÁ

Ghẻ nước là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ,.

TRẺ BỊ NỔI MỀ ĐAY TẮM LÁ GÌ?

Ghẻ nước là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ,.

Loadding...