Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Bà bầu bị sạm da phải làm sao? Cách xử lý an toàn

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Các vết sạm này xuất hiện do sự thay đổi hormone trong cơ thể, dẫn đến việc da tăng sắc tố. Đây không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo âu và mất tự tin. Việc nắm bắt nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biện pháp phòng ngừa sạm da sẽ giúp các mẹ bầu bảo vệ làn da hiệu quả trong suốt quá trình thai kỳ.

I – Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị sạm da khi mang thai? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Sạm da trong thai kỳ, còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”, là tình trạng xuất hiện các vết sẫm màu, thường có màu nâu hoặc xám, điển hình và dễ nhận thấy nhất là tình trạng sạm da mặt khi mang bầu. Đây là hiện tượng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50-75% phụ nữ mang thai.

Vết sạm da thường xuất hiện dưới dạng các đốm nâu hoặc đen, chủ yếu ở các vùng như mặt, trán, má, mũi và quanh miệng. Ngoài ra, sạm da cũng có thể xuất hiện ở các vùng như bụng, ngực, cổ, tay và chân.

Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy làn da mình xấu đi một cách rõ ràng và dường như không có cách nào cải thiện. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khá sớm, ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên (ba tháng đầu của thai kỳ), khi mẹ bầu đã bắt đầu nhận thấy những thay đổi rõ rệt trên làn da của mình.

Nguyên nhân bà bầu bị sạm da chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ trong suốt thai kỳ. Cụ thể, một số hormone quan trọng như:

– Estrogen và Progesterone: Khi nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ, chúng kích thích các tế bào melanocyte sản xuất melanin – sắc tố quyết định màu da. Sự sản xuất melanin quá mức và phân bố không đều sẽ dẫn đến việc hình thành các mảng sạm da hoặc nám da.

– Melanocyte-Stimulating Hormone (MSH): Hormone này cũng tăng lên trong thai kỳ và đóng vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất melanin.

Bên cạnh sự thay đổi hormone, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên do làm tăng nguy cơ sạm da cho bà bầu trong thời gian mang thai, bao gồm:

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử về nám da, tàn nhang, mẹ bầu cũng có thể dễ gặp phải tình trạng này khi mang thai.

– Ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh sáng mặt trời kích thích sự sản sinh melanin, khiến tình trạng sạm da trở nên nghiêm trọng hơn.

– Stress: Căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý. Trong thai kỳ, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những lo lắng về sự thay đổi cơ thể, sức khỏe thai nhi và những thay đổi trong cuộc sống sau sinh.

Khi căng thẳng kéo dài, nó có thể làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, dẫn đến sự gia tăng sản xuất cortisol – loại hormone có thể gây ra các vấn đề về da như mụn, khô da và lão hóa sớm.

Nguyên nhân bà bầu bị sạm daBà bầu bị sạm da do đâu?

– Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc thiếu một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, axit folic cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ sạm da.

– Tuổi tác: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 30 thường dễ bị sạm da hơn so với những người trẻ tuổi.

– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng, dẫn đến việc sạm da.

– Ảnh hưởng của môi trường và thời tiết: Đây cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi nói đến sức khỏe làn da của bà bầu. Trong mùa đông, khi không khí khô hanh và việc sử dụng máy sưởi làm giảm độ ẩm, làn da dễ bị thiếu nước, trở nên khô ráp và mất đi sự mềm mịn.

Ngược lại, vào mùa hè, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời không chỉ làm tăng nguy cơ sạm da mà còn có thể gây bỏng rát và tổn thương lâu dài cho da. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố gây hại đáng kể.

Các hạt bụi mịn và chất độc trong không khí có thể bám vào da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất và thải độc của da. Từ đó, làn da dễ trở nên xỉn màu, khô sạm và thiếu sức sống.

Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu, nhưng nếu có thêm sự xuất hiện của dấu hiệu phồng rộp hoặc viêm nhiễm, mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Ngoài việc da trở nên sậm màu, bất kỳ sự thay đổi nào khác trên da, đặc biệt là sự thay đổi màu sắc hoặc sự phát triển của nốt ruồi, cũng cần được bác sĩ kiểm tra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

II – Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị sam da trong giai đoạn thai kỳ

Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết tình trạng sạm da khi mang thai:

– Mảng da sẫm màu: Các vết sạm thường có màu nâu, xám nâu hoặc xám xanh, đậm hơn so với màu da tự nhiên của mẹ bầu.

– Trên khuôn mặt: Các mảng sạm chủ yếu xuất hiện ở các khu vực như trán, má, mũi, cằm và vùng trên môi, tạo thành hình ảnh được gọi là “mặt nạ thai kỳ”. Nám da trên mặt thường có sự đối xứng ở cả hai bên.

Mẹ bầu bị sạm da Biểu hiện của tình trạng bà bầu bị sạm da khi mang thai

– Trên cơ thể: Ngoài mặt, các vùng khác trên cơ thể cũng có thể bị sạm, như bụng (với đường linea nigra – đường mang thai kéo dài từ rốn xuống xương mu), ngực, cổ, nách, tay và chân.

– Kích thước và hình dạng: Các vết sạm có thể có kích thước và hình dạng đa dạng, từ những đốm nhỏ đến các mảng lớn.

– Nốt ruồi và tàn nhang đậm màu hơn: Những nốt ruồi hoặc tàn nhang có sẵn trên da có thể trở nên đậm màu hơn trong suốt thai kỳ.

– Các vùng da sẫm màu tự nhiên: Những vùng da vốn đã có sắc tố đậm như núm vú, quầng vú, và vùng kín có thể trở nên sẫm màu rõ rệt hơn trong thai kỳ.

III – Sạm da có tự hết sau khi sinh hay không?

Sạm da khi mang thai thường có xu hướng dần mờ đi và biến mất hoàn toàn sau khi sinh hoặc sau thời kỳ cho con bú. Quá trình hồi phục da sau sinh diễn ra như sau:

– Thay đổi hormone: Sau khi sinh, mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm xuống, điều này làm giảm sự kích thích sản xuất melanin, giúp da dần trở lại trạng thái ban đầu.

– Thời gian phục hồi: Với nhiều phụ nữ, các vết sạm da sẽ mờ dần trong khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm sau khi sinh.

– Yếu tố tác động: Thời gian phục hồi có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mức độ sạm da và cách thức chăm sóc da sau sinh.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng tình trạng sạm da có thể tái phát nếu không chăm sóc và bảo vệ da đúng cách, hoặc có thể xuất hiện lại trong những lần mang thai sau. Vì vậy, hãy duy trì thói quen bảo vệ da hàng ngày để giữ làn da khỏe mạnh.

IV – Cách cải thiện và phòng ngừa sạm da khi mang thai cho mẹ bầu

Bà bầu bị sạm da phải làm sao để cải thiện? Hay cần làm gì để phòng tránh tình trạng này? là thắc mắc của không ít những mẹ bầu. Dưới đây là 6 biện pháp vừa giúp cải thiện, vừa giúp phòng tránh sạm da một cách an toàn và hiệu quả mà mẹ bầu có thể thực hiện theo:

1. Bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời một cách kỹ lưỡng

– Sử dụng kem chống nắng: Lựa chọn kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên và đảm bảo thành phần an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài và nhớ thoa lại sau mỗi 2 giờ.

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mạnh: Nên tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất và có thể gây hại cho da.

– Bảo vệ da với trang phục phù hợp: Để giảm tác động của tia UV giúp cải thiện tình trạng sạm da cho phụ nữ mang thai, mẹ bầu nên đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mặc áo dài tay, áo chống nắng,… khi ra ngoài.

Sạm da mặt khi mang bầuBảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để cải thiện và phòng ngừa sạm da

2. Chăm sóc da đúng cách

Lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ: Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm rửa mặt không chứa hóa chất mạnh, hương liệu hay các thành phần có thể gây kích ứng cho da.

– Rửa mặt đúng cách: Mỗi ngày, mẹ bầu nên rửa mặt ít nhất hai lần, vào buổi sáng và tối, với một loại sữa rửa mặt có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ và không gây phản ứng kích ứng. Khi rửa, mẹ có thể kết hợp massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để kích thích tuần hoàn máu, giúp da khỏe mạnh và làm sạch sâu các vết mụn lâu ngày. Sau khi rửa, dùng nước ấm để rửa lại và vỗ nhẹ lên mặt, giúp se khít lỗ chân lông, giảm giãn tĩnh mạch thai kỳ và làm sạch bụi bẩn, dầu thừa, giúp hạn chế mụn và tình trạng da sạm màu.

– Dưỡng ẩm da đầy đủ: Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da của mẹ bầu. Nên chọn một loại kem dưỡng ẩm an toàn, phù hợp với phụ nữ mang thai và thoa đều lên các vùng da như mặt, cổ, bụng, đùi mỗi ngày. Việc này sẽ giúp da duy trì độ đàn hồi, mịn màng, ngăn ngừa khô da, rạn da và làm sáng da, giảm nám hiệu quả.

– Tránh sử dụng sản phẩm gây kích ứng: Mẹ bầu nên hạn chế các sản phẩm có chứa retinol, hydroquinone hay AHA/BHA, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ, vì những thành phần này có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da trong thai kỳ.

– Không tẩy lông trong thai kỳ: Mặc dù việc tẩy lông thường không gây hại trong thai kỳ, nhưng thực tế, việc này có thể làm tăng nguy cơ viêm da và khiến tình trạng sạm da trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên tạm ngừng tẩy lông cho đến khi sinh xong để bảo vệ làn da.

3. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh

– Bổ sung vitamin và khoáng chất: Để duy trì làn da khỏe mạnh, mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh giàu vitamin C và E. Các vitamin này không chỉ giúp da sáng khỏe mà còn giúp giảm thiểu tình trạng sạm da và các vấn đề về sắc tố.

– Uống đủ nước: Nước rất quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của làn da. Mẹ bầu nên uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ, giúp da mềm mịn và không bị khô. Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước ép từ rau củ và trái cây để cung cấp thêm dưỡng chất cho làn da, đồng thời giúp loại bỏ các độc tố và ngăn ngừa mụn, nám.

– Bổ sung axit folic: Axit folic rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn ngừa các vấn đề về da như tăng sắc tố. Vì vậy để trị sạm da cho bà bầu, mẹ hãy đảm bảo bổ sung đủ lượng axit folic qua chế độ ăn uống hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua nguồn thực phẩm giàu chất này như rau xanh đậm, cam, ngũ cốc và bánh mì.

Sạm da có tự hết sau khi sinh khôngChế độ ăn uống khoa học giúp tình trạng sạm da được cải thiện

4. Duy trì lối sinh hoạt khoa học và điều độ

– Giữ tinh thần thoải mái: Mặc dù tác động tiêu cực của stress đối với thai nhi đã được nhiều người biết đến, nhưng ít ai nhận thức được rằng căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của mẹ bầu. Các chuyên gia cho biết, khi đối mặt với stress hoặc lo âu, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol từ progesterone. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi rõ rệt trên làn da, khiến da trở nên sạm màu và kém sức sống. Do đó, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng không cần thiết.

– Tập thể dục đều đặn: Việc vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là đối với những mẹ bầu làm công việc văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ. Tập thể dục vừa giúp duy trì sức khỏe, vừa hỗ trợ chữa sạm da cho bà bầu. Những bài tập phù hợp, được hướng dẫn bởi các chuyên gia, không chỉ giúp cơ thể săn chắc mà còn hỗ trợ đào thải độc tố qua mồ hôi, làm sáng da và giảm thiểu tình trạng da sạm màu do nám.

– Tránh xa các chất kích thích: Để làn da luôn khỏe mạnh, mẹ bầu cần hạn chế tuyệt đối các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,…. Đặc biệt, thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu, khiến da dễ bị khô và chuyển màu không đều. Hơn nữa, thuốc lá còn phá hủy lượng vitamin C trong cơ thể, khiến khả năng tái tạo và bảo vệ da bị suy giảm, dễ gây tổn thương cho da.

5. Sử dụng mặt nạ thiên nhiên để cải thiện và phòng ngừa sạm da

Một số loại mặt nạ thiên nhiên mẹ bầu có thể tham khảo tự làm tại nhà để sử dụng nhằm giúp cải thiện sạm da thai kỳ:

– Nước cốt chanh: Pha loãng nước cốt chanh với nước và nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị sạm màu. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng vào buổi tối và rửa sạch sau khoảng 10 phút để tránh kích ứng do ánh nắng.

– Nha đam (lô hội): Gel từ nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm tình trạng sạm màu và cung cấp độ ẩm tự nhiên, giúp da mềm mịn hơn.

– Mật ong và sữa chua: Khi kết hợp mật ong với sữa chua, mẹ bầu sẽ có một mặt nạ dưỡng da vừa giúp làm sáng da vừa cung cấp độ ẩm, cho làn da tươi mới và mềm mại

– Dưa chuột: Mặt nạ từ dưa chuột tươi mát giúp làm dịu và thanh lọc da, đồng thời se khít lỗ chân lông một cách tự nhiên. Để thực hiện, mẹ bầu chỉ cần rửa sạch dưa chuột, để nguyên vỏ và thái thành các lát mỏng, sau đó đắp lên mặt. Sau khoảng 15 phút, rửa lại mặt với nước sạch để cảm nhận làn da tươi mới và thư giãn…

!Lưu ý: Cần thử trên một vùng da nhỏ để kiểm tra khả năng phản ứng và tránh dị ứng. Với trường hợp bà bầu bị sạm da cổ, có thể đắp mặt nạ sâu xuống cổ để cải thiện tình trạng sạm da.
Cách trị sạm da cho bà bầuSử dụng mặt nạ thiên nhiên giúp cải thiện sạm da cho bà bầu

6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu

– Tư vấn chuyên sâu: Nếu tình trạng sạm da khiến bạn lo lắng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để được hướng dẫn về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

– Sử dụng sản phẩm được chỉ định: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp cần sử dụng những sản phẩm kem chống sạm da cho bà bầu hoặc những liệu pháp điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

V – Gợi ý bộ sản phẩm an toàn và lành tính, hỗ trợ chăm sóc toàn diện cho bà bầu bị sạm da

Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu bị sạm da khi mang thai, việc thực hiện một quy trình chăm sóc da đầy đủ với các bước: Làm sạch – Dưỡng sáng – Cung cấp độ ẩm – Chống nắng bảo vệ da là rất quan trọng, giúp làn da mẹ bầu luôn khỏe mạnh và đều màu.

Bộ sản phẩm chăm sóc da thiên nhiên Elymom là giải pháp toàn diện cho các mẹ bầu, với 3 sản phẩm trong 1 bộ giúp tối ưu hóa quá trình cải thiện sạm da: Gel rửa mặt làm sạch nhẹ nhàng,

Kem dưỡng ẩm giúp làn da căng mịn, hỗ trợ làm mờ vết sạm và ngăn ngừa thâm nám, cùng với Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ô nhiễm. Sử dụng bộ sản phẩm Elymom hàng ngày, mẹ bầu có thể yên tâm duy trì làn da tươi sáng, mềm mại và đầy sức sống suốt thai kỳ.

Cách chữa sạm da cho bà bầuBộ sản phẩm Elymom chăm sóc da toàn diện cho bà bầu

1. Kem chống nắng cho bà bầu Elymom

Kem chống nắng Elymom là sự lựa chọn lý tưởng để bảo vệ làn da của mẹ bầu và mẹ sau sinh. Sản phẩm giúp ngăn ngừa tác hại từ tia UVA và UVB, đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ da khỏi bụi bẩn và ô nhiễm nhờ vào các thành phần nổi bật:

– Sepicalm SWP: Thành phần tiên tiến giúp làm dịu da, hỗ trợ phục hồi và tái tạo lớp bảo vệ tự nhiên của da, mang lại làn da khỏe mạnh và mềm mịn.

– Chiết xuất Rau má: Có tác dụng làm dịu da bị tổn thương do tác động của ánh nắng và các yếu tố từ môi trường, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp da phục hồi nhanh chóng.

– Chiết xuất cây Hàm Ếch: Với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, chiết xuất này giúp làm sạch, thải độc cho da và bảo vệ da khỏi tác hại của bụi mịn và ô nhiễm, giúp da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

2. Gel rửa mặt cho bà bầu Elymom

Gel rửa mặt Elymom dành cho mẹ bầu và sau sinh không chỉ làm sạch sâu mà còn cung cấp dưỡng chất, giúp da luôn khỏe mạnh và mịn màng. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với các mẹ trong suốt thai kỳ và giai đoạn sau sinh. Với các thành phần nổi bật như:

– Chiết xuất rễ cây Ngưu Bàng: Chứa polyphenol, giúp kiểm soát bã nhờn và giữ cho làn da luôn thông thoáng, sạch sẽ.

– Muối kẽm: Bảo vệ da khỏi vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây mụn trứng cá, giúp da luôn khỏe mạnh.

– Biotin: Giảm sản xuất bã nhờn, ngăn ngừa sự tích tụ của tạp chất, đồng thời làm dịu các triệu chứng viêm da, mang lại làn da sạch sẽ và mềm mại.

– Chất hoạt động bề mặt từ thực vật: Làm sạch nhẹ nhàng mà không gây khô căng, mang đến cảm giác dễ chịu và làn da mềm mịn, tràn đầy sức sống.

3. Kem dưỡng da cho bà bầu Elymom

Kem dưỡng da Elymom được phát triển đặc biệt dành cho mẹ bầu và phụ nữ sau sinh, với công thức kết hợp độc đáo giữa Sepicalm SWP và Melazero. Sự kết hợp này không chỉ giúp làm dịu da, giảm thiểu tình trạng thâm sạm mà còn mang lại làn da sáng mịn, đều màu.

Đồng thời, sản phẩm cung cấp độ ẩm sâu, giúp da luôn mềm mại và căng bóng. Melazero, chiết xuất từ cây thiên nam tính, là một thành phần làm sáng da tiên tiến, có khả năng làm mờ nám và tàn nhang, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành melanin, giúp mẹ bầu phục hồi làn da sáng khỏe một cách an toàn.

Hơn nữa, sản phẩm hoàn toàn không chứa các hóa chất độc hại như corticoid, hương liệu hay paraben, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị sạm da trong quá trình mang thai là một vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện và phòng ngừa. Bằng cách chăm sóc da đúng cách, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và duy trì một lối sống lành mạnh, các mẹ bầu có thể làm giảm tình trạng sạm da và giữ cho làn da luôn sáng khỏe. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để nhận được lời khuyên và hỗ trợ kịp thời. Mẹ cũng có thể liên hệ nhận tư vấn từ nhóm Dược sĩ của Đại Bắc Care qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước gọi).

Tham khảo thêm:

Avatar photo
Posted By:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 7 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho Đại Bắc Care, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến các sản phẩm mẹ bé. Hy vọng những nội dung mà cô mang đến sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình dễ dàng và hiệu quả!

Bà bầu có nên tẩy da chết không?

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một.

Bị nám da khi mang thai có hết

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một.

Bà bầu da dầu mụn: Lưu ý khi

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một.

Bà bầu da khô: Hướng dẫn lựa chọn

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một.

Gel rửa mặt là gì? Bà bầu có

Bà bầu bị sạm da trong thời gian mang thai là một.

Loadding...