Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Phân biệt sắt hữu cơ và sắt vô cơ? Nên bổ sung loại nào?

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, sắt có hai loại chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Vậy sắt hữu cơ và sắt vô cơ khác nhau như thế nào? Bạn nên bổ sung sắt hữu cơ hay sắt vô cơ cho cơ thể?

I – Phân biệt giữa sắt hữu cơ và sắt vô cơ?

Có hai loại sắt phổ biến trong thực phẩm và các sản phẩm bổ sung là sắt hữu cơ và vô cơ. Sắt hữu cơ và sắt vô cơ đều có vai trò thiết yếu trong việc cung cấp sắt cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu.

Cả hai loại đều được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu sắt và có thể được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, hoặc dạng lỏng. Chúng đều tham gia vào việc tạo hemoglobin và myoglobin, cần thiết cho việc vận chuyển oxy trong máu và các cơ.

Tuy nhiên, chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt về nguồn gốc, cấu trúc hóa học dẫn đến sự khác nhau về khả năng hấp thu, tác dụng phụ và hiệu quả sử dụng trong cơ thể:

Tiêu chí so sánh Sắt hữu cơ Sắt vô cơ
Cấu trúc hóa học Sắt hữu cơ là dạng muối kết hợp giữa gốc sắt và gốc hữu cơ như bisglycinate, polymaltose, gluconate, fumarate Sắt vô cơ là hợp chất tạo bởi sắt và gốc muối vô cơ, như sắt sulfate hoặc sắt chloride
Khả năng hấp thu Sắt hữu cơ có khả năng hấp thu tốt hơn, sinh khả dụng cao hơn và ổn định hơn. Khó hấp thu hơn
Mức độ an toàn Do sinh khả dụng cao nên ít gây tác dụng phụ đặc biệt là trên đường tiêu hóa, hạn chế việc gây kích ứng dạ dày. Sắt vô cơ có thể gây kích ứng dạ dày, ruột, dẫn đến tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, và khó tiêu cho mẹ bầu.
Mùi vị Dễ uống, ít tanh Mùi vị tanh nồng, khó uống
Giá thành Mức giá cao hơn so với sắt vô cơ Mức giá thấp hơn

Cả sắt vô cơ và sắt hữu cơ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, và quyết định lựa chọn sản phẩm nào nên dựa vào nhiều yếu tố như khả năng hấp thu, tác dụng phụ, và tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ bầu.

sắt hữu cơ và sắt vô cơ khác nhau như thế nàoPhân biệt sắt vô cơ và hữu cơ

II – Bạn nên bổ sung sắt vô cơ hay sắt hữu cơ?

Nên bổ sung sắt hữu cơ hơn là sắt vô cơ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, sắt hữu cơ mang lại nhiều lợi ích hơn so với sắt vô cơ bởi khả năng hấp thu tốt hơn và ít gây tác dụng phụ đặc biệt là trên đường tiêu hóa như táo bón, kích thích tiêu hóa, nôn, buồn nôn….

Điều này đặc biệt cần lưu ý khi muốn lựa chọn sắt cho các đối tượng nhạy cảm với đường tiêu hóa như phụ nữ mang thai, mẹ sau sinh hoặc trẻ nhỏ. Tránh được các tác dụng phụ sẽ giúp người bệnh tuân thủ chỉ định bổ sung sắt tốt hơn. Nhờ vậy, giúp đảm bảo mục tiêu phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, ngăn ngừa các triệu chứng do thiếu sắt gây ra.

Sắt vô cơ có thể là một lựa chọn kinh tế hơn, nhưng cũng cần cân nhắc vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đặc biệt với những đối tượng nhạy cảm và sắt vô cơ cũng không được hấp thu hiệu quả bằng sắt hữu cơ. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn loại sắt để bổ sung đảm bảo hiệu quả, an toàn và sự phù hợp thể trạng.

thuốc sắt hữu cơ và vô cơNên bổ sung sắt hữu cơ hay sắt vô cơ

III – Tiêu chí lựa chọn sắt hữu cơ

Tuỳ thuộc vào nhóm hữu cơ mà sắt liên kết, sắt hữu cơ cũng có rất nhiều loại. Theo hoá trị, chúng sẽ được chia ra thành sắt II và sắt III. Làm thế nào để lựa chọn được loại sắt hữu cơ phù hợp, an toàn và hiệu quả? Mẹ có thể tham khảo các tiêu chí sau:

1. Khả năng hấp thu

Tính hiệu quả của sắt hữu cơ được thể hiện qua sinh khả dụng. Sinh khả dụng là tốc độ và mức độ hấp thu của dược chất từ chế phẩm vào hệ tuần hoàn chung. Sắt hữu cơ thường có sinh khả dụng cao hơn so với sắt vô cơ. Các dạng sắt hữu cơ như sắt bisglycinate hoặc sắt gluconate thường được ưa chuộng vì chúng ít gây tác dụng phụ và dễ hấp thu hơn.

2. Hạn chế tác dụng không mong muốn

Sắt có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn đặc biệt trên đường tiêu hóa như táo bón, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày. Chọn những dạng sắt hữu cơ ít gây tác dụng phụ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn trong suốt quá trình sử dụng.

3. Dạng bào chế

Mỗi dạng bào chế của sắt đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, chọn dạng bào chế dễ sử dụng như viên nang, viên nén hoặc dạng lỏng tùy thuộc vào sự phù hợp của từng mẹ bầu. Dạng lỏng hấp thu nhanh hơn nhưng lại dễ gây buồn nôn, răng xỉn màu, trong khi đó thì dạng viên hấp thu chậm hơn nhưng lại dễ uống hơn, không gây buồn nôn.

4. Công thức kết hợp

Khi bổ sung sắt nên kết hợp cùng vitamin C. Vitamin C đặc biệt quan trọng vì nó tăng cường hấp thụ sắt, vì vậy khi lựa chọn mẹ cũng cần xem xét thành phần công thức kết hợp trong sản phẩm.

Ngoài ra, nếu đối tượng sử dụng là mẹ bầu hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai thì có thể bổ sung thêm acid folic là một dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Cả sắt và acid folic đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu vì vậy mẹ có thể tham khảo những sản phẩm bổ sung sắt có kết hợp acid folic. Lượng acid folic cần thiết cho bà bầu thường được khuyến nghị là 400 đến 800 microgram (mcg) mỗi ngày. Đây là mức cần thiết để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của thai nhi và ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

5. Thương hiệu uy tín

Lựa chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, được chứng nhận và kiểm định bởi các cơ quan y tế. Điều này đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với mẹ bầu và thai nhi.

Viên uống bổ sung sắt Ausfebis là sản phẩm đến từ thương hiệu Dược phẩm uy tín của Úc là MaxBiocare và được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam bởi Đại Bắc Group.

Sản phẩm sử dụng sắt hữu cơ Sắt II bisglycinate là dạng sắt có cấu trúc ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn, pH dạ dày và các chất ức chế nên sinh khả dụng cao. Do đó có thể uống Ausfebis trong hoặc sau bữa ăn mà không sợ bị giảm hấp thu sắt, từ đó có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Sắt II cũng có sinh khả dụng cao hơn sắt III vì tại ruột chỉ có kênh vận chuyển sắt II. Hiệu quả của Sắt II bisglycinate đã được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu lâm sàng. Sản phẩm có bổ sung thêm vitamin C giúp tăng hấp thu và hiệu quả của sắt.

Ngoài ra, sản phẩm rất phù hợp với phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai bởi trong Ausfebis còn chứa 400mcg acid folic giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho các bé, mẹ không cần bổ sung thêm acid folic.

Thêm vào đó, Ausfebis còn chứa calcium folinate có thể chuyển hóa trực tiếp thành dạng có hoạt tính của axit folic, không bị ảnh hưởng bởi đột biến gen MTHFR, do đó mang lại lợi ích cho các thai phụ mang đột biến gen MTHFR. Sản phẩm có dạng bào chế viên nén bao phim dễ uống, không có vị khó chịu và giảm kích ứng đường tiêu hóa.

Sắt vô cơ và sắt hữu cơViên uống Ausfebis bổ sung sắt cho mẹ bầu (*)

!Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

IV – Những lưu ý khi bổ sung sắt

Bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt hoặc không bổ sung đủ sắt trong khẩu phần ăn để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cần phải được thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý cần lưu tâm khi bổ sung sắt:

1. Lựa chọn loại sắt phù hợp

Bạn nên chọn sắt hữu cơ vì chúng có sinh khả dụng cao hơn và ít gây ra tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.

2. Thời gian bổ sung sắt

Sắt nên được uống vào buổi sáng khi dạ dày còn trống để tối ưu hóa sự hấp thụ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống sắt lúc đói, có thể uống sau bữa ăn nhẹ. Tránh uống sắt cùng lúc với các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa canxi, caffeine, hoặc tannin như sữa, trà và cà phê, vì chúng có thể cản trở quá trình hấp thu sắt.

3. Kết hợp với vitamin C

Vitamin C là một chất quan trọng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt. Bạn có thể uống viên sắt cùng với nước cam hoặc các loại nước trái cây giàu vitamin C để tối đa hóa hiệu quả hoặc mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm sắt có kết hợp vitamin C.

4. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Luôn tuân thủ liều lượng được khuyến nghị bởi bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Quá liều sắt có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như ngộ độc sắt, gây tổn thương gan và các vấn đề tiêu hóa.

5. Theo dõi phản ứng cơ thể

Khi bắt đầu bổ sung sắt, cần chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, hoặc đau bụng kéo dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc đổi loại sắt.

6. Bổ sung sắt trong chế độ ăn uống

Ngoài việc uống bổ sung, bạn cũng nên bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, cá, đậu, hạt, rau bina, và ngũ cốc nguyên hạt nên được tích hợp vào bữa ăn.

Kết hợp thực phẩm giàu sắt với các nguồn vitamin C như cam, dâu tây, ớt chuông và bông cải xanh giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Hạn chế uống trà hoặc cà phê cùng bữa ăn, vì chúng chứa các hợp chất có thể cản trở sự hấp thụ sắt.

7. Thăm khám định kỳ

Thường xuyên kiểm tra mức độ sắt và huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu thông qua các lần thăm khám định kỳ để đảm bảo rằng việc bổ sung sắt đang mang lại hiệu quả và điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Việc bổ sung sắt đúng cách và hợp lý không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt mà ngăn ngừa các triệu chứng do thiếu máu thiếu sắt gây ra. Nếu có thắc mắc về việc lựa chọn sắt hữu cơ và sắt vô cơ hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về viên uống bổ sung sắt Ausfebis, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Đại Bắc Care tư vấn.

Tham khảo thêm:

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai.

Uống sắt quá liều có sao không? Triệu

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai.

Sắt heme và sắt không heme là gì?

Bổ sung sắt là một việc vô cùng cần thiết trong thai.

Loadding...