Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Thiếu máu dinh dưỡng là gì? Cách nhận biết và dự phòng

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời bởi nó ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu dinh dưỡng là một loại thiếu máu thường gặp xảy ra khi cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy dấu hiệu nhận biết thiếu máu dinh dưỡng là gì và làm thế nào để dự phòng thiếu máu dinh dưỡng?

I – Nguy cơ và biến chứng của thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khi số lượng tế bào hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn mức bình thường. Hemoglobin là protein trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Khi số lượng tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin giảm, cơ thể sẽ không nhận đủ oxy cần thiết để duy trì hoạt động bình thường.

Mức độ nghiêm trọng của thiếu máu và các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ thiếu máu và thời gian kéo dài của tình trạng này. Dưới đây là một số nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra khi gặp tình trạng thiếu máu:

– Mệt mỏi và suy nhược: Thiếu máu có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và suy nhược do cơ thể không nhận đủ oxy để duy trì năng lượng và hoạt động bình thường.

– Khó thở và nhịp tim nhanh: Khi cơ thể thiếu oxy, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến khó thở và nhịp tim nhanh. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là ở những người có sẵn bệnh tim.

thiếu máu dinh dưỡng là gìNhững nguy cơ và biến chứng của thiếu máu

– Vấn đề về hệ thần kinh: Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc folate có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh, bao gồm mất trí nhớ, khó tập trung, và thậm chí là tổn thương thần kinh vĩnh viễn nếu không được điều trị.

– Hệ miễn dịch suy giảm: Thiếu máu có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn.

– Biến chứng thai kỳ: Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu có thể gây ra các biến chứng như sinh non, cân nặng thai nhi thấp, và tăng nguy cơ tử vong mẹ và bé.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ em: Ở trẻ em, thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ, gây ra chậm phát triển, khó tập trung và học tập kém.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị thiếu máu kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

II – Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Nguyên nhân gây thiếu máu có thể bao gồm cả nguyên nhân cấp tính và mạn tính, chẳng hạn như:

– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

– Xuất huyết do các bệnh phụ khoa như rong kinh, u xơ tử cung, hoặc xuất huyết tiêu hóa từ viêm loét dạ dày, tá tràng.

– Kém hấp thu do tiêu chảy hoặc các vấn đề liên quan đến phẫu thuật cắt dạ dày – ruột.

– Thiếu dinh dưỡng, đây là là một nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Thiếu máu dinh dưỡng xảy ra khi quá trình sản xuất hồng cầu giảm do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho việc tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng được chia thành hai loại chính: thiếu máu dinh dưỡng đặc hiệu và thiếu máu dinh dưỡng không đặc hiệu.

Cả hai loại này đều liên quan đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể, nhưng chúng khác nhau về nguyên nhân. Thiếu máu dinh dưỡng đặc hiệu xảy ra khi cơ thể thiếu một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng cụ thể cần thiết cho quá trình tạo máu. Các vi chất này bao gồm sắt, vitamin B12, và acid folic.

Vậy thiếu máu dinh dưỡng không đặc hiệu là gì? Thiếu máu dinh dưỡng không đặc hiệu là tình trạng thiếu máu không do thiếu hụt một vi chất dinh dưỡng cụ thể mà do một tổng thể các yếu tố dinh dưỡng không đầy đủ. Điều này thường liên quan đến chế độ ăn uống không cân đối, thiếu năng lượng và các vi chất cần thiết khác.

Sau đây bài viết sẽ đề cập đến các nguyên nhân thiếu những chất dinh dưỡng cụ thể gây thiếu máu dinh dưỡng.

1. Thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hemoglobin, myoglobin, protein và enzyme. Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong máu đến các mô, và phối hợp với các dưỡng chất khác để cung cấp năng lượng cho sự co cơ, tổng hợp DNA và thực hiện các chức năng miễn dịch, tiêu hóa.

Sắt có trong thực phẩm từ nguồn động vật như thịt, gan, cá chứa sắt có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Trong khi đó, sắt có trong thực phẩm từ nguồn thực vật như ngũ cốc, đậu đỗ, rau quả chứa sắt có giá trị sinh học thấp hơn và khó hấp thu hơn.

Hiện tại, lượng sắt trong khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30-50% nhu cầu cần thiết trong một ngày. Vì vậy, nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu sắt hàng đầu.

Nguyên nhân thiếu sắt có thể do không cung cấp đủ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là khi dự trữ sắt không đầy đủ.Thiếu sắt cũng là nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến và nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai khiến trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng. Ngoài ra, tình trạng kém hấp thu (do bệnh tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng) cũng là nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt.

2. Thiếu máu do thiếu acid folic

Acid folic hay vitamin B9 là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Folate thường có nhiều trong rau lá màu xanh thẫm, trái cây họ cam, súp lơ, bông cải xanh và các thực phẩm giàu đạm như thịt, gan, trứng cá, đậu hạt.

Tuy nhiên, folate dễ bị thất thoát trong quá trình nấu nướng, có thể mất từ 50-90%, đặc biệt khi nấu ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài. Nguyên nhân thiếu hụt folate có thể do không cung cấp đủ qua chế độ ăn uống hoặc do kém hấp thu, đặc biệt khi có bệnh lý tiêu hóa hoặc khi nhu cầu tăng cao (sinh non, sốt rét, thiếu máu, tan máu).

Acid folic là một chất rất cần thiết trong quá trình mang thai của mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe của mẹ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và đây cũng là nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng khi mang thai phổ biến sau thiếu máu thiếu sắt. Trẻ em cũng có thể bị thiếu acid folic dẫn đến việc trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng do không ăn uống đủ dưỡng chất.

Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng

3. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, phát triển và phân chia tế bào, và quá trình myelin hóa sợi thần kinh. Vitamin B12 chỉ có trong thực phẩm nguồn động vật và dễ bị hao hụt hơn 50% khi chế biến nấu chín.

Nguyên nhân thiếu vitamin B12 chủ yếu do các bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, phẫu thuật dạ dày – ruột) gây kém hấp thu và chế độ ăn thiếu thực phẩm động vật kéo dài hoặc ăn chay trường.

III – Dấu hiệu nhận biết thiếu máu dinh dưỡng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 1,62 tỷ người gặp tình trạng thiếu máu, tương đương với 24,8% dân số toàn cầu. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt chiếm khoảng 50% trong số đó.

Bệnh thiếu máu dinh dưỡng có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, điều này phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt dinh dưỡng và loại dưỡng chất bị thiếu. Dưới đây là một số biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡng thường gặp:

– Mệt mỏi và thiếu sức sống: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của thiếu máu dinh dưỡng là mệt mỏi. Người lớn hoặc trẻ em bị thiếu máu dinh dưỡng thường luôn cảm thấy thiếu năng lượng, dễ mệt mỏi khi vận động hoặc thậm chí là mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi.

– Da xanh xao: Khi bị thiếu máu dinh dưỡng da trở nên xanh xao, nhợt nhạt hơn so với bình thường. Điều này dễ nhận thấy ở những vùng da mỏng như mặt, lòng bàn tay, bàn chân, và niêm mạc như môi và lợi.

– Khó thở: Người bị thiếu máu dinh dưỡng có thể gặp khó khăn trong việc thở khi thực hiện những hoạt động gắng sức. Do thiếu oxy trong máu, người bị thiếu máu dinh dưỡng có thể thở nhanh, gấp, và cảm thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.

– Tim đập nhanh: Trái tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp cho lượng oxy thiếu hụt trong máu, dẫn đến nhịp tim nhanh hơn bình thường. Điều này có thể được nhận biết qua cảm giác tim đập mạnh hoặc nhanh, ngay cả khi nghỉ ngơi.

– Chậm phát triển: Thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em thiếu máu dinh dưỡng có thể bị chậm lớn và chậm phát triển hơn so với mốc phát triển bình thường. Trẻ thiếu máu dinh dưỡng dưới 2 tuổi thường chậm biết ngồi, biết đi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, chậm tăng trưởng về cả cân nặng và chiều cao.

– Giảm khả năng tập trung và trí nhớ: Thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng não bộ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, học tập và ghi nhớ. Trẻ thường dễ mất tập trung, kém linh hoạt trong các hoạt động trí tuệ và có hiệu suất học tập kém.

biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡngTriệu chứng của thiếu máu dinh dưỡng

Ngoài ra triệu chứng của bệnh thiếu máu dinh dưỡng còn đặc trưng cho từng loại chất dinh dưỡng bị thiếu hụt. Khi thiếu máu thiếu sắt da thường xanh xao, trẻ khó tập trung và giảm khả năng học tập. Khi thiếu máu do thiếu acid folic thì dễ bị viêm miệng lưỡi, đặc biệt với phụ nữ có thai thì có thể gây khuyết tật ống thần kinh. Còn khi bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 thì thường có biểu hiện lưỡi đau, viêm, đi lảo đảo và thường có cảm giác tê bì, rát da, rối loạn cảm giác.

Thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người mắc phải đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ mang thai. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng nghiêm trọng có thể kể đến như phụ nữ mang thai thiếu máu dinh dưỡng có thể sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc trẻ có nguy cơ dị tật ống thần kinh hay trẻ em thiếu máu dinh dưỡng cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh khác.

IV – Cách phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng

Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm giảm khả năng miễn dịch, chậm phát triển, giảm khả năng học tập và nhận thức, mệt mỏi, yếu đuối, và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả:

1. Chế độ ăn uống cân đối và giàu dưỡng chất

Một chế độ ăn uống cân đối, giàu dưỡng chất là chìa khóa để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng. Vậy người bị thiếu máu dinh dưỡng nên ăn gì? Chế độ ăn để phòng tránh nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng cần bao gồm đủ các nhóm thực phẩm chính:

– Thực phẩm giàu sắt: Sắt là một vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp vận chuyển oxy trong máu. Nguồn sắt có thể tìm thấy nhiều nhất trong thịt đỏ, gan, hải sản, đậu hạt, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh lá đậm. Sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn so với nguồn thực vật.

– Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Trái cây họ cam, kiwi, dâu tây, ớt chuông và bông cải xanh là những nguồn vitamin C tuyệt vời có thể kết hợp khi muốn bổ sung sắt.

– Thực phẩm giàu acid folic (vitamin B9): Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào. Nguồn acid folic có trong thực phẩm bao gồm rau lá màu xanh thẫm (như rau bina, cải xoăn), trái cây họ cam, đậu hạt và các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, gan, trứng cá.

– Thực phẩm giàu vitamin B12: Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh. Những thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như thịt, cá, trứng và sản phẩm từ sữa.

2. Bổ sung dưỡng chất cần thiết qua các chế phẩm bổ sung

Vậy ngoài việc bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn, để dự phòng thiếu máu dinh dưỡng cần bổ sung gì thêm không? Trong một số trường hợp, việc bổ sung dưỡng chất có thể cần thiết để đảm bảo cơ thể nhận đủ các vi chất dinh dưỡng. Bác sĩ có thể khuyên dùng các chất bổ sung sắt, acid folic hoặc vitamin B12 nếu chế độ ăn uống không đủ cung cấp cho tiêu chuẩn dinh dưỡng hàng ngày.

Đặc biệt, đối với trẻ em có nguy cơ cao như trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nhanh hay phụ nữ mang thai và đang cho con bú, việc bổ sung này là rất quan trọng.

Viên uống bổ sung sắt Ausfebis được nhập khẩu từ Úc bởi Đại Bắc Group. Với thành phần chính là sắt hữu cơ dưới dạng Sắt II bisglycinate, là dạng sắt có cấu trúc ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và pH dạ dày nên có sinh khả dụng cao hơn các loại sắt thông thường

. Cũng nhờ đó mà Ausfebis có thể uống vào bất kể các thời điểm nào trong hoặc sau bữa ăn đều không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của sắt, cũng từ đó mà có thể giảm bớt được các tác dụng lên đường tiêu hóa của sắt thông thường như kích ứng đường tiêu hóa, táo bón…

Ngoài ra, viên uống Ausfebis còn bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác như acid folic và vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu dưỡng chất.

Bệnh thiếu máu dinh dưỡng cần bổ sung gìViên uống bổ sung sắt ngăn ngừa thiếu máu dinh dưỡng Ausfebis (*)

Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

3. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Qua các cuộc kiểm tra, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hemoglobin và các vi chất dinh dưỡng trong máu, từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em có tiền sử gia đình bị thiếu máu hoặc có các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu.

4. Giáo dục dinh dưỡng

Tăng cường giáo dục về dinh dưỡng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú, các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hiểu rõ về tầm quan trọng của việc cung cấp đủ dưỡng chất và biết cách lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp phụ huynh chăm sóc sức khỏe bản thân, thai nhi và của trẻ tốt hơn. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng có thể bao gồm các buổi hội thảo, lớp học, tờ rơi, và tài liệu hướng dẫn chính thống.

5. Phòng chống nhiễm trùng và bệnh lý tiêu hóa

Một số bệnh nhiễm trùng và bệnh lý tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, điều này có thể dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng. Việc giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng sẽ giúp giảm nguy cơ này.

6. Nuôi con bằng sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh thì việc mẹ nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 2 tuổi hoặc lâu hơn giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự phối hợp giữa chế độ ăn uống cân đối, bổ sung dưỡng chất khi cần thiết. Trên đây là những dấu hiệu nhận biết khi thiếu máu dinh dưỡng và một số phương pháp ngăn ngừa thiếu máu dinh dưỡng. Nếu có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về viên uống bổ sung sắt Ausfebis, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Đại Bắc Care tư vấn.

Tham khảo thêm:

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều.

Uống sắt quá liều có sao không? Triệu

Thiếu máu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều.

Loadding...