Hăm tã là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn bé còn sử dụng tã hàng ngày. Tuy nhiên, khi bé bị hăm tã nổi mụn, đây có thể là dấu hiệu của viêm da kích ứng nghiêm trọng, thậm chí nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây của Daibaccare sẽ giúp cha mẹ biết được nguyên nhân, triệu chứng từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả. Cùng theo dõi để bảo vệ làn da bé yêu nhé!
Dấu hiệu hăm tã nổi mụn là gì?
Hăm tã (viêm da phát triển, rối loạn da, viêm da tã ) là tình trạng da bị đỏ, rát ở trong khu vực tã lót hoặc bỉm. Đây là tình trạng viêm da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hăm tã là rối loạn da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Có tới 25% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị ảnh hưởng. Trong đó, tỷ lệ hăm tã cao nhất là trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị hăm tã nổi mụn nhỏ li ti, mụn mủ hoặc mụn nước, đó có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau.
Cụ thể, dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn
- Vùng da đỏ rát, mụn đỏ li ti – Viêm da kích ứng kéo dài
- Mụn nước nhỏ, có viền trắng, mọc theo cụm – Nhiễm nấm Candida
- Mụn mủ, da sưng, có vết trợt, bé quấy khóc – Nhiễm trùng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn
- Da bong tróc, chảy dịch vàng – Nhiễm khuẩn nặng
Trong trường hợp này, hăm tã không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi cho bé mà còn có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác. Nếu da bé bị tổn thương sâu, kèm theo sốt, bỏ bú, cha mẹ cần đưa đi khám ngay để tránh biến chứng nhiễm trùng huyết có thể xảy ra.
2. Nguyên nhân bé bị hăm tã nổi mụn
Da ẩm ướt kéo dài
Làn da của bé rất mỏng và nhạy, chỉ bằng 1/5 độ dày da người lớn nên dễ bị tổn thương khi tiếp xúc lâu với nước tiểu, phân hay ma sát.
Tã không được thay kịp thời
Cha mẹ nên thay tã cho bé khoảng 4 tiếng/lần hoặc tùy thuộc vào tình trạng của bé. Bởi việc để tã quá 4 giờ hoặc để bé mặc tã dơ sau khi đi ngoài là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh và vi khuẩn phát triển – nguyên nhân trực tiếp khiến bé bị hăm tã nổi mụn.
Sản phẩm chăm sóc không phù hợp
Việc sử dụng khăn ướt có cồn, kem hăm không đúng, tã bỉm kém chất lượng hoặc sữa tắm nhiều hương liệu… đều có thể gây kích ứng da và khiến bé bị hăm tã.
Bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn
Như vừa chia sẻ trên, không thay tã thường xuyên gây hăm tã, khi tình trạng hăm tã kéo dài cộng thêm môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, các loại nấm như Candida albicans hoặc Staphylococcus aureus phát triển khiến da bé bị kích ứng, mẩn đỏ, nổi mịn
Theo PubMed Central (PMC), mặc dù tỷ lệ phát hiện Candida albicans ở vùng mặc tã thường dưới 4%, nhưng con số này có thể tăng lên tới 70–92% khi trẻ bị viêm da do tã/bỉm (hăm tã)
3. Cách xử lý khi bị hăm tã nổi mụn
Khi thấy trẻ bị hăm tã nổi mụn, cha mẹ nên:
Bước 1: Ngưng dùng sản phẩm nghi gây kích ứng
- Dừng sữa tắm có hương liệu, khăn ướt chứa cồn.
- Rửa cho bé bằng nước ấm, lau khô nhẹ nhàng.
Bước 2: Đảm bảo da bé luôn khô thoáng
- Thay tã mỗi 2–3 tiếng hoặc ngay sau khi bé đi ngoài.
- Cho bé nằm thoáng 5 – 10 phút mỗi lần thay bỉm để “da thở” rồi mới đóng bỉm
Bước 3: Bôi kem chống hăm đúng cách
- Kem chứa kẽm oxit (zinc oxide) như Sudocrem, Desitin… hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia
- Thoa lớp mỏng, đều, không bết dính gây bết, kín da.
Bước 4: Tham khảo ý kiến chuyên gia khi có dấu hiệu nhiễm trùng
- Nếu cha mẹ nghi bé bị nhiễm nấm Candida, nên tham khảo ý kiến về việc dùng kem Clotrimazole (chỉ dùng theo chỉ định bác sĩ).
- Nếu nghi nhiễm khuẩn: Cần đến khám để được kê kháng sinh phù hợp.
- Không dùng mẹo dân gian như đắp lá, bôi phấn rôm, vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.
Lưu ý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu:
- Hăm tã kéo dài trên 3 ngày không cải thiện
- Da bé nổi mụn mủ, sưng tấy, có dấu hiệu loét
- Bé sốt, bỏ bú, khó chịu, khó ngủ
- Có dịch vàng, mùi lạ tại vùng hăm
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng mắt thường, đôi khi kết hợp lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tư vấn giải pháp phù hợp.
4. Cách phòng ngừa bé bị hăm tã nổi mụn
- Vệ sinh vùng tã đúng cách: Dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng, lau khô bằng khăn sạch. Tránh lau mạnh gây tổn thương da bé.
- Chọn tã phù hợp với da bé: Nên dùng tã có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín. Tránh dùng tã bỉm trôi nổi kém chất lượng và lưu ý thay ngay khi tã ẩm
- Dưỡng da cho bé hằng ngày: Nên dùng kem chống hăm và giữ cho da khỏe, tăng đề kháng
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Nếu bé đang ăn dặm, chú ý tránh thực phẩm gây phân lỏng kéo dài. Với trẻ bú mẹ: mẹ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất
Lời kết:
Bé bị hăm tã nổi mụn là tình trạng thường gặp nhưng cần được xử lý đúng cách để tránh biến chứng. Bố mẹ nên kết hợp vệ sinh nhẹ nhàng, dùng kem dưỡng phù hợp, đảm bảo da bé luôn khô thoáng, chọn tã bỉm uy tín và theo dõi sát dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, nên đưa bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc liên quan, liên hệ Daibaccare để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!