Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách trong suốt thai kỳ

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai, do đó cần chú ý đến việc bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ. Việc thiếu sắt có thể khiến thai phụ thiếu máu, mệt mỏi và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

I – Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách?

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần có một chế độ ăn uống cân bằng để có thêm nguồn dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt. Trong đó, mẹ bầu cần chú ý đến việc bổ sung sắt bởi:

Nên bổ sung sắt cho bà bầu khi nàoBổ sung sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

– Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể, chúng kết hợp cùng với protein tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, vận chuyển CO2 và O2 giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử.

– Nếu mẹ bầu không chú ý tới việc bổ sung sắt trong thai kỳ có thể bị thiếu máu từ đó tạo cảm giác thiếu năng lượng, mệt mỏi và giảm hoạt động thể chất. Không chỉ vậy, thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm sức đề kháng. Vì vậy, mẹ bầu có thể dễ bị vi khuẩn, virus tấn công do sắt có mối liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.

– Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu mẹ bầu không bổ sung sắt khi mang thai còn dẫn tới nguy cơ thiếu máu. Từ đó, gây nên một số hiện tượng khác như buồn nôn, chóng mặt da xanh xao… Nghiêm trọng hơn, có thể gây nên một số biến chứng cho người mẹ như băng huyết, nhiễm trùng sau sinh, rối loạn kinh nguyệt… Đó cũng là lý do giải thích tại sao phải bổ sung sắt cho bà bầu?

– Ngoài tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, sắt còn có vai trò tạo ra quá trình phân chia tế bào hoặc tạo ra những tế bào mới. Đặc biệt là ở giai đoạn từ 10 cho đến 16 ngày sau khi bắt đầu thụ thai. Những tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra nhờ vào các thành phần dinh dưỡng của sắt và acid folic.

– Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách còn tăng cảm giác ngon miệng. Khi cơ thể mẹ bầu đủ sắt, việc ăn uống trở nên tốt hơn nên sẽ cung cấp đủ các dưỡng chất cho thai nhi.

– Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu do không bổ sung đầy đủ sắt có nguy cơ sinh non, nhẹ cân, thiếu máu và lượng sắt dự trữ ít hơn.
Với những lý do nêu trên có thể thấy sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm rõ khi nào nên bổ sung sắt cho bà bầu để chủ động thực hiện.

II – Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Nên bổ sung sắt cho bà bầu khi nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, vì khi nắm rõ thời điểm sẽ giúp mẹ bầu chủ động bổ sung, tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, chị em khi mang thai cần bổ sung sắt ngay từ những ngày đầu của thai kỳ trong lần thăm khám đầu tiên.

Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu Bổ sung sắt ngay sau khi phát hiện mang thai.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua đường ăn uống, tuy nhiên các thực phẩm ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt của mẹ bầu trong giai đoạn này. Do đó, bạn nên bổ sung sắt bằng việc sử dụng viên uống bổ sung sắt cho bà bầu.

Đối với những chị em đang có kế hoạch mang thai có thể bổ sung sắt trước thời gian mang thai từ 1-3 tháng.

III – Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho mẹ bầu

Sắt rất cần thiết cho mẹ bầu và sự phát triển trí não và thể chất của thai nhi. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào cho đúng cách? Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa sắt. Cụ thể như sau:

1. Bổ sung sắt cho bà bầu qua thực phẩm

Chế độ ăn uống khi mang thai không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Cơ thể mẹ bầu không thể tự nhiên tạo ra sắt mà cần bổ sung thông qua các thực phẩm.

Sắt được tìm thấy trong thực phẩm chủ yếu ở 2 dạng đó là heme và sắt non – heme. Trong đó, sắt heme thường chỉ xuất hiện trong thịt, gia cầm và hải sản. Còn sắt non heme có trong các loại thực vật cũng như thịt, hải sản, gia cầm.

Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ bầu có thể tham khảo và bổ sung trong thực đơn hàng ngày:

Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối qua các loại thịt đỏ.

– Các loại thịt đỏ: Thịt lợn, thịt cừu, thịt dê… là những loại thịt đỏ chứa hàm lượng sắt cao giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, trong thịt đỏ cũng chứa nhiều protein, B12, B6, kẽm… Đặc biệt là choline một dưỡng chất quan trọng giúp não bộ thai nhi phát triển tốt.

– Thịt bò: Ăn thịt bò cũng là cách bổ sung sắt cho mẹ bầu hiệu quả. Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có hàm lượng sắt cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong 100g thịt bò chứa khoáng 2mg sắt. Để đảm bảo an toàn mẹ nên nấu chín không ăn thịt bò sống hoặc tái để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

– Thịt gà: Có nhiều món ăn bổ sung sắt cho bà bầu mà bạn có thể lựa chọn như thịt gà. Đặc biệt, phần chân, cổ gà thường vận động nhiều hơn các bộ phận khác nên tiêu thụ nhiều oxy hơn do đó chứa hàm lượng heme cao hơn. Cũng như thịt bò mẹ nên nấu chín hoàn toàn để tránh bị nhiễm khuẩn.

– Hải sản: Để bổ sung sắt cho bà bầu thiếu máu bạn cũng có thể cho hải sản vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số loại cá và hải sản có chứa hàm lượng sắt cao và an toàn cho mẹ bầu như cá da trơn, ốc, cua, ghẹ, cá trích,…

– Bông cải xanh: Đây là một trong những loại rau chứa hàm lượng sắt cao giúp tăng cường máu cho mẹ và thai nhi. Không chỉ vậy, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng nóng trong, táo bón ở mẹ bầu…Mẹ có thể bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng giữa bằng loại thực phẩm này.

– Cải bó xôi: Để bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng đầu bạn cũng có thể dùng cải bó xôi. Loại rau này mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt chứa ít calo nhưng giàu sắt. Trong 100g cải bó xôi có chứa đến 2,7mg sắt cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Bên cạnh đó, cải bó xôi cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm và bảo vệ tế bào cho cơ thể.

– Chuối: Ngoài các loại thịt, rau nêu trên bạn cũng có thể dùng hoa quả bổ sung sắt cho bà bầu. Có nhiều loại quả cho bạn lựa chọn như quả chuối. Đây là trái cây thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ có thể ăn chuối mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và giảm hiện tượng táo bón, khó tiêu trong suốt thai kỳ.

– Các loại hạt: Chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cho bà bầu rất quan trọng. Bởi ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng còn bổ sung sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. Ngoài những thực phẩm nêu trên mẹ bầu cũng có thể chọn các loại hạt như macca, óc chó, hạnh nhân, hạt điều, bí đỏ… Nhâm nhi hạt trong bữa ăn phụ sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng nôn nghén và có thêm lượng sằn cần thiết cho cơ thể.

2. Dùng viên uống bổ sung sắt cho bà bầu

Như đã chia sẻ, khi mang thai cơ thể người mẹ cần gấp đôi lượng sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thực phẩm là nguồn bổ sung chất sắt phong phú và an toàn cho mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu thường không dung nạp đủ lượng sắt cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai mỗi ngày việc sử dụng thuốc sắt là điều cần thiết.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu có 2 dạng là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong đó, sắt hữu có có ưu điểm nổi bật là dễ hấp thu, ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.

Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối Bổ sung sắt khi mang thai bằng viên uống Ausfebis.

Uống bổ sung sắt cho bà bầu giúp mẹ nạp đủ lượng sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ bầu nên đi thăm khám thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý mua về uống nếu chưa có sự tư vấn bởi nếu bổ sung không đúng liều lượng cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ sung sắt khác nhau dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng trước khi lựa chọn để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nếu mẹ bầu đang phân vân chưa biết nên chọn loại thuốc bổ sắt nào có thể tham khảo viên uống bổ sắt cho mẹ bầu Ausfebis. Viên uống giúp bổ sung sắt, axit folic và vitamin C nhờ đó giảm nguy cơ thiếu sắt ở mẹ bầu và mẹ sau sinh. Ngoài ra, viên uống Ausfebis còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé.

Viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu Ausfebis có một số thành phần như: Ferrous bisglycinate chelate 20%, Axit folic (vitamin B9), Axit ascorbic (vitamin C), Calcium folinate.

Sử dụng sắt hữu cơ Ausfebis dễ dàng hấp thụ hơn và sinh khả dụng cao hơn nhờ khả năng hòa tan tốt ở pH sinh lý và ít bị ảnh hưởng bởi pH dạ dày, thức ăn.

Giá tham khảo: 455.000đ/ hộp 30 viên.

IV – Bổ sung sắt khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Ngoài việc tìm hiểu bổ sung sắt cho bà bầu khi nào? Chị em cũng nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi:

1. Chú ý liều bổ sung sắt cho bà bầu

Uống thuốc bổ sung sắt khi mang thai cần sử dụng theo đúng khuyến nghị của bác sĩ. Nhu cầu sắt hàng ngày của chị em đang mang thai khoảng 27mg.

Cách bổ sung sắt cho mẹ bầuDùng sắt theo đúng liều lượng được bác sĩ khuyến nghị.

Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) phụ nữ khi phát hiện mang thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày. Liều lượng là 60mg sắt kèm theo 400mcg acid folic duy trì cho tới sau khi sinh được 1 tháng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic khác.

Việc mẹ bầu không bổ sung sắt đúng cách có thể gây nên tình trạng thừa sắt khi mang thai. Nếu thừa sắt diễn ra trong một thời gian dài có khả năng dẫn tới một số triệu chứng của ngộ độc sắt như: Tim mạch, huyết áp thấp, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mạch nhanh, yếu…Đối với những trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như bệnh xơ gan, đái tháo đường…

Việc sử dụng sắt cần có sự tham vấn bởi những chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy mẹ bầu cũng nên sử dụng đúng liều lượng theo khuyến nghị.

2. Thời gian bổ sung sắt cho bà bầu

Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, vì vậy mẹ bầu nên uống khi đói bụng. Khi bô sung sắt có thể kèm theo một số loại nước uống giàu vitamin C như cam, chanh.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống sắt vào lúc sáng sớm để có được tác dụng hiệu quả. Bởi lúc này, cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài nên hàm lượng sắt và canxi ở mức thấp.

3. Một số thực phẩm cần tránh sau khi bổ sung sắt

Mẹ bầu sau khi bổ sung sắt nên hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây để không làm giảm khả năng hấp thụ của sắt:

– Các loại rau nhiều chất xơ: Rau giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau củ chứa chất xơ ngay sau khi uống sắt có thể không có lợi cho quá trình hấp thu sắt. Bởi chất xơ khi đi vào ruột chúng kết hợp cùng với sắt để tạo thành phức hợp phân tử lớn, không tan, khó hấp thu được. Trong ruột có nhiều chất xơ thì càng ít chất sắt được hấp thụ.

– Trà, cà phê: Thực phẩm cần tránh khi bổ sung sắt cho bà bầu là gì? Ngoài rau xanh giàu chất xơ mẹ bầu không nên dùng cà phê, trà khi uống sắt. Vì các loại đồ uống này có chứa caffeine và tanin là một loại polyphenol cản trở sự hấp thụ sắt.

Vì sao phải bổ sung sắt cho bà bầu Không nên bổ sung canxi cùng thời điểm với sắt.

– Đồ cay nóng: Đồ ăn nóng có thể làm tăng hoạt động dạ dày, tăng hấp thụ nước. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng bức, táo bón, khó tiêu. Vì vậy, chị em nên hạn chế thực phẩm cay nóng như gừng, ớt, tiêu khi bổ sung sắt.

– Canxi và thực phẩm chứa canxi: Sắt và canxi là hai chất cạnh tranh hấp thu với nhau. Vì vậy, chị em không nên bổ sung 2 loại này trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng hạn chế ăn tôm, cua, sữa sau khi vừa uống sắt xong.

4. Lựa chọn sắt dễ hấp thụ

Có rất nhiều thuốc bổ sung sắt khác nhau cho mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, để tăng khả năng hấp thu bạn nên ưu tiên sử dụng sắt sinh học, hữu cơ.
Đây là những loại sát có khả năng hấp thu dễ dàng hơn so với sắt vô cô. Ngoài ra, loại sắt này cũng giảm bớt một số tác dụng phụ như táo bón, nổi mụn, bốc hỏa cho thai phu…

5. Xử lý một số tác dụng phụ gặp phải khi bổ sung sắt

Bên cạnh những lợi ích mang lại khi bổ sung sắt cho bà bầu qua dạng thuốc hay thực phẩm chức năng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy tìm hiểu để nắm được các xử lý kịp thời và hiệu quả.

– Táo bón hoặc tiêu chảy: Đây là tác dụng phụ thường gặp sau khi bổ sung sắt. Trong trường hợp này chị em cần bổ sung nhiều nước. Nếu táo bón trở thành vấn đề nghiêm trọng mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng thuốc làm mềm phân.

– Buồn nôn: Nếu mẹ bầu sử dụng sắt với liều cao có thể gặp phải tình trạng buồn nôn. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ để giảm tác dụng phụ này.

– Đi ngoài phân đen: Đây là dấu hiệu thường gặp sau khi bổ sung sắt. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám nếu như phân có màu hắc ín hoặc kèm theo vết đỏ.

V – Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung sắt cho bà bầu

Khi bổ sung sắt cho bà bầu có rất nhiều người còn băn khoăn về một số vấn đề sau:

1. Uống sắt cách canxi bao lâu?

Cách bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên bổ sung sắt và canxi cùng một lúc. Để đảm bảo cơ thể hấp thu hiệu quả lượng sắt và canxi mẹ bầu nên uống cách nhau khoảng 1-2 tiếng. Có thể uống sắt trước rồi sau khoảng 1-2 tiếng mới uống thêm canxi.

2. Mẹ bầu uống sắt bao lâu thì ngừng?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới mẹ bầu nên bổ sung sắt kéo dài tới sau khi sinh một tháng.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được khi nào thì bổ sung sắt cho bà bầu. Đồng thời nắm được một vài lưu ý quan trọng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn có câu hỏi muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai,.

Uống sắt với nước dừa được không? Nên

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai,.

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai,.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai,.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Nhu cầu về sắt thường tăng cao trong giai đoạn mang thai,.

Loadding...