Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Sắt và D3K2 uống cách nhau bao lâu? Uống cùng lúc được không?

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, vì vậy các bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề bổ sung cho trẻ. Vậy sắt và D3K2 có vai trò như thế nào với cơ thể và ta có thể sắt và d3k2 uống cách nhau bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Đại Bắc Care.

I – Cơ thể sẽ ra sao khi thiếu sắt và D3K2?

Trước khi tìm hiểu “D3K2 và sắt uống chung được không?” ta sẽ cùng tìm hiểu qua xem sắt là gì, D3K2 là gì và các chất này có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người.

1. Hậu quả khi cơ thể bị thiếu sắt

Sắt là một khoáng chất thiết yếu có mặt trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá, tổng hợp chất vận chuyển oxy cho các tế bào và dự trữ oxy. Một số vai trò chính của sắt bao gồm:

– Tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu: Hồng cầu – tế bào máu đỏ cần có sắt để cấu thành. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và các vấn đề liên quan đến máu.

– Hỗ trợ chức năng hô hấp: Sắt cấu tạo nên nhân hem của hemoglobin giúp vận chuyển, trao đổi O2 và CO2 trong quá trình hô hấp. Sắt cũng tham gia cấu tạo myoglobin để cung cấp oxy cho cơ.

– Do đó, thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây khó khăn trong quá trình hô hấp.

– Hỗ trợ quá trình trao đổi năng lượng: Sắt góp mặt trong quá trình trao đổi năng lượng ở cấp độ tế bào, giúp tạo ra ATP, nguồn năng lượng chính của cơ thể.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Sắt là yếu tố quan trọng trong chức năng miễn dịch, hỗ trợ cơ thể trong việc chống lại các mầm bệnh.

uống sắt và d3k2 cùng lúc được khôngThiếu sắt gây nhiều vấn đề sức khỏe

– Hỗ trợ phát triển não bộ: Sắt là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề liên quan đến phát triển trí não và sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở trẻ em.

Do đó, khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết, tình trạng thiếu máu có thể phát sinh. Các dấu hiệu phổ biến của thiếu máu bao gồm cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và làn da nhợt nhạt.

Thiếu sắt cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe sau đây:

– Tim đập nhanh, dễ căng thẳng

– Trí nhớ cùng hoạt động khác của não bộ bị giảm sút

– Tóc thường xuyên gãy rụng và móng tay chân trở nên mềm yếu

– Cơ thể thường xuyên ở tình trạng mệt mỏi, không muốn làm gì

– Hệ miễn dịch bị suy giảm,…

2. Thiếu vitamin D3K2 gây ra vấn đề gì cho sức khỏe?

Chúng ta đều biết rằng canxi rất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương khớp.

Vitamin D3 kích thích ruột hấp thu canxi và photpho vào máu, trong khi vitamin K2 giúp định hướng và gắn kết canxi vào xương, giúp xương phát triển. Nếu thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ canxi khiến canxi máu giảm, khi đó cơ thể sẽ huy động canxi từ xương ra để ổn định canxi máu. Hậu quả là trẻ chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng; người lớn bị loãng xương, xốp xương; phụ nữ mang thai thiếu vitamin D có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương…

sắt và d3k2 có uống chung được khôngVitamin D3 và K2 có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể

Thiếu vitamin K2 cũng có thể làm cho canxi không đến được xương mà bị lắng đọng trong các cơ quan nội tạng và thành mạch, gây ra hiện tượng vôi hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sỏi thận. Vì vậy, để tối ưu hóa việc hấp thụ canxi, việc bổ sung vitamin D3 và K2 là rất quan trọng.

Thêm vào đó, vitamin D3 và K2 còn mang lại những lợi ích sau:

– Bảo vệ hệ tim mạch: Nồng độ 25(OH)D thấp hơn có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng cao, bao gồm tăng huyết áp. Việc phục hồi mức vitamin D có thể làm giảm huyết áp tâm thu và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện độ nhạy insulin.

– Duy trì quá trình đông máu: Vitamin K được biết đến là tác nhân tham gia vào quá trình đông máu, duy trì hoạt động của các yếu tố đông máu trong gan.

II – Làm thế nào để biết cơ thể đang thiếu sắt và vitamin D3K2?

1. Biểu hiện triệu chứng khi cơ thể bị thiếu sắt

Các triệu chứng thiếu sắt có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, một số biểu hiện phổ biến của tình trạng này bao gồm:

– Cảm giác mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, và chóng mặt.

– Nhịp tim tăng cao.

– Bàn tay và bàn chân có cảm giác lạnh.

– Móng tay trở nên giòn, yếu, dễ gãy, và có hình dạng như thìa.

– Tình trạng rụng tóc, da và niêm mạc nhợt.

– Xuất hiện vết loét ở các góc miệng.

– Cảm giác bỏng rát trên lưỡi.

– Khó khăn khi nuốt.

– Khó tập trung.

– Suy giảm trí nhớ.

2. Biểu hiện triệu chứng khi cơ thể bị thiếu vitamin D3K2

Đối với người lớn đã trưởng thành, việc thiếu vitamin D3 không dễ phát hiện bởi các biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng của nó thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Thiếu vitamin D kéo dài và nghiêm trọng có thể gặp các triệu chứng như đau xương, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, co giật cơ và yếu cơ.

Ở trẻ em, thiếu hụt vitamin D3 có thể dẫn đến bệnh còi xương với các triệu chứng sau:

– Xương phát triển không bình thường, như chân cong hoặc cột sống bị vẹo.

– Chậm biết bò hoặc đi.

– Ngủ không sâu giấc, đổ nhiều mồ hôi ban đêm.

– Các vấn đề về răng miệng.

– Tay và chân phát triển kém.

– Mất trương lực cơ.

d3k2 và sắt uống chung được khôngTác dụng hiệp đồng của vitamin D3 và K2 đối với xương

Khi cơ thể thiếu vitamin K nói chung và K2 nói riêng sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

– Vết thương lâu cầm máu: Nếu vết thương hở không cầm máu nhanh chóng hoặc chảy máu kéo dài, có thể là do thiếu vitamin K. Các triệu chứng khác như kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, hoặc chảy máu chân răng cũng có thể liên quan đến tình trạng này.

– Đau nhức xương khớp thường xuyên: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Khi thiếu vitamin K, xương có thể trở nên yếu, gây đau mỏi, và tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp hoặc loãng xương.

– Dễ bị bầm tím: Sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể có thể là dấu hiệu thiếu vitamin K. Đối với người lớn, thiếu vitamin K có thể gây ra các cục máu đông nhỏ dưới móng tay hoặc phân có màu đen sẫm hoặc chứa máu.

III – Uống sắt và D3K2 cùng lúc được không?

Có rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những bạn đang làm ba làm mẹ thắc mắc rằng “Sắt và d3k2 có uống chung được không?” Câu trả lời là CÓ. Bởi không có tương tác xảy ra khi sử dụng chúng cùng lúc.

sắt và d3k2 uống cùng lúc được khôngUống d3k2 và sắt cùng lúc được không?

Tuy nhiên, thời điểm uống để hấp thu tối ưu của sắt và d3k2 lại không giống nhau. Sắt là khoáng chất được hấp thu tốt hơn khi uống xa bữa ăn. Còn vitamin D3 và K2 là những vitamin tan trong dầu, việc sử dụng cùng bữa ăn giúp sẽ mang lại hiệu quả hấp thu tốt hơn. Chính vì vậy, để có thể hấp thu tối ưu mỗi loại, bạn nên uống chúng riêng rẽ vào những thời điểm phù hợp.

IV – Cách bổ sung D3K2 và sắt

1. Nhu cầu D3K2 và sắt của cơ thể

1.1. Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu sắt là đủ?

Lượng sắt cần thiết cho trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi. Trẻ 9 tháng tuổi cần khoảng 11 mg/ngày; trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 7 mg/ngày; trẻ 5 tuổi cần dưới 10 mg/ngày; trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần khoảng 8 mg/ngày; và trẻ từ 14 đến 18 tuổi cần khoảng 15 mg/ngày đối với nữ giới và 11 mg/ngày đối với nam giới.

Đối với người trưởng thành, nam giới từ 19 đến 50 tuổi cần khoảng 8 mg/ngày, trong khi nữ giới cùng độ tuổi cần 18 mg/ngày do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Cả nam và nữ trên 50 tuổi đều cần khoảng 8 mg/ngày.

Phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt cao hơn bình thường, khoảng 27 mg/ngày, để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và tăng cường lượng máu trong cơ thể.

1.2. Lượng vitamin D3K2 cơ thể cần mỗi ngày là bao nhiêu?

Lượng vitamin D3 cần thiết hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, môi trường sống, thời tiết, loại da, thói quen sinh hoạt và nguồn cung cấp vitamin D3 từ thực phẩm bổ sung. Theo khuyến nghị của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), nhu cầu vitamin D3 hàng ngày được đề xuất theo độ tuổi như sau:

– Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Cần bổ sung ít nhất 400 IU/ngày. Tuy nhiên, lượng vitamin D không được vượt quá 1.000 IU/ngày đối với trẻ dưới 6 tháng và 1.500 IU/ngày đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi.

– Từ 1-18 tuổi: Nhu cầu vitamin D là 600-1.000 IU/ngày. Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, lượng vitamin D không nên vượt quá 2.500 IU/ngày; trẻ từ 4-8 tuổi không nên vượt quá 3.000 IU/ngày; và trẻ trên 8 tuổi không nên vượt quá 4.000 IU/ngày.

– Từ 19-70 tuổi: Cần từ 1.500-2.000 IU/ngày, với mức tối thiểu là 600 IU/ngày và không nên vượt quá 4.000 IU/ngày.

– Trên 70 tuổi: Nhu cầu là từ 1.500-2.000 IU/ngày, với mức tối thiểu là 800 IU/ngày, nhưng không nên vượt quá 4.000 IU/ngày.

Đây là các mức khuyến nghị chung, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng vitamin D3 phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của mình.

sắt và vitamin d3k2Nhu cầu sắt, vitamin D3K2 của cơ thể là bao nhiêu

Hàm lượng vitamin K2 có thể khác nhau giữa các nhóm người, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và nhu cầu cá nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng phụ nữ cần ít nhất 90 mcg/ngày vitamin K2, trong khi nam giới nên bổ sung ít nhất 120 mcg/ngày. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về liều lượng vitamin K2 cần bổ sung cho từng đối tượng:

– Từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mcg/ngày

– Từ 7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg/ngày

– Từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg/ngày

– Từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg/ngày

– Từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg/ngày

– Từ 14 – 18 tuổi: 75 mcg/ngày

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: < 65 mcg/ngày

2. Bổ sung sắt và vitamin D3K2 qua thực phẩm

– Thực phẩm bổ sung sắt: Có nhiều loại thực phẩm phong phú cung cấp sắt mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày của mình, chẳng hạn như gan động vật, thịt đỏ, đậu phụ, hải sản có vỏ, các loại hạt (như diêm mạch, mè, vừng,…), rau lá xanh đậm (như cải xanh, rau bina,…), trái cây (như cam, dâu tây, dưa hấu, bưởi,…), bông cải xanh, khoai tây,…

– Thực phẩm bổ sung vitamin D3: Vitamin D3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như gan bò, bơ thực vật, ngũ cốc, phô mai, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, cũng như các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá thu, cá mòi và cá ngừ.

Liệu uống d3k2 và sắt cùng lúc được khôngBổ sung sắt và vitamin D3K2 qua thực phẩm

– Thực phẩm bổ sung vitamin K2: Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm tự nhiên giàu vitamin K2 vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình, chẳng hạn như gan bò, cá thu, lòng đỏ trứng, chân ngỗng, gan ngỗng, gà, bơ, rau chân vịt,… Trong đó, nguồn cung cấp vitamin K2 tốt không thể không kể tới chính là các thực phẩm lên men (phô mai, dưa cà muối, đậu nành lên men…).

3. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cung cấp vitamin D3K2 và sắt

3.1. Bổ sung sắt

Sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt là phương pháp hiệu quả và tiện lợi để tăng cường lượng sắt, đặc biệt dành cho những người có nguy cơ cao thiếu sắt như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và những người bị thiếu máu.

Trên thị trường hiện có nhiều loại bổ sung sắt với các dạng khác nhau như viên nén, viên nang mềm và dung dịch uống, bao gồm sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Sắt hữu cơ thường được ưa chuộng hơn vì dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ hơn so với sắt vô cơ.

Nếu bạn vẫn đang phân vân về việc chọn sản phẩm bổ sung sắt và vitamin C, hãy cân nhắc viên uống Ausfebis, sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Úc bởi Đại Bắc Group, với các ưu điểm nổi bật:

– Chứa sắt hữu cơ bisglycinate có khả năng hấp thu và sinh khả dụng cao.

– Ổn định, có thể uống trong hoặc sau ăn mà không làm giảm hấp thu sắt.

– Dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, hay đau bụng.

– Cung cấp thêm vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

– Có chứa acid folic, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung sắt và d3k2 cùng lúc được khôngViên uống bổ sung sắt hiệu quả Ausfebis (*)

Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

3.2. Bổ sung vitamin D3K2

Tương tự sắt, hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm bổ sung vitamin D3 thuần, vitamin K2 thuần và có cả những dòng sản phẩm bổ sung kết hợp cả vitamin D3 và K2, dưới nhiều dạng bào chế (viên uống, dạng nước,…). Tuỳ theo nhu cầu của cơ thể, mục đích sử dụng bạn có hãy lựa chọn dạng bổ sung phù hợp.

V –  Khi bổ sung sắt và D3K2 cần lưu ý gì?

Tác dụng phụ của sắt: Khi bổ sung sắt, có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, buồn nôn và đau dạ dày. Dùng quá liều sắt có thể dẫn đến ngộ độc, gây buồn nôn, đau bụng và tổn thương gan. Để tăng hấp thu của sắt, nên dùng sắt 1 tiếng trước khi ăn hoặc sau khi ăn 2 tiếng và uống cùng thực phẩm giàu vitamin C.

Việc sử dụng vitamin D3K2 quá liều có thể dẫn đến mức canxi trong máu tăng cao, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, táo bón, thay đổi tâm trạng, tiểu nhiều, cảm giác khát nước liên tục và mệt mỏi. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, ngứa, phát ban ở lưỡi, mặt, cổ họng, khó thở và chóng mặt. Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vitamin D3 và K2 là một vitamin hòa tan trong chất béo, vì vậy để đạt hiệu quả tối ưu, nên uống vitamin D3 và K2 sau khi ăn, đặc biệt là các bữa ăn chứa nhiều chất béo.

Sắt có thể tương tác với canxi, các kháng sinh như quinolon và tetracyclin, cũng như thuốc kháng acid, làm giảm hiệu quả của cả hai. Vì vậy, nên uống sắt và các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Vitamin K2 có những tương tác nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới tác dụng nếu sử dụng cùng các loại thuốc chống đông máu (warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon và tioclomarol,…), thuốc kháng sinh và thuốc giảm cân Orlistat. Do đó, không nên uống bổ sung K2 cùng lúc với các loại thuốc này.

Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi bắt đầu bổ sung sắt và D3K2 hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, đặc biệt khi có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc đang dùng thuốc khác, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo bổ sung đúng cách và an toàn.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Để tăng hiệu quả và giảm thiểu tác dụng không mong muốn, bạn nên xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí khi chọn sản phẩm bổ sung sắt và D3K2.

Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi về việc uống d3k2 và sắt cùng lúc được không hay cần phải cách nhau bao lâu. Bên cạnh đó bạn cũng đã có thêm kiến thức về cách bổ sung hai dưỡng chất này hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc về sắt, vitamin D3K2, hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ với Dược sĩ của Đại Bắc qua tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước) để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Tham khảo thêm:

Avatar photo
Posted By:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 7 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho Đại Bắc Care, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến các sản phẩm mẹ bé. Hy vọng những nội dung mà cô mang đến sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình dễ dàng và hiệu quả!

Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ.

Uống sắt với nước dừa được không? Nên

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ.

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Vitamin D3K2 và sắt là các vi chất thiết yếu cho cơ.

Loadding...