Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Thực phẩm cần tránh

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp thụ tốt? Là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi bổ sung chất này cho cơ thể. Sắt là một khoáng chất quan trọng, giúp sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm sau khi uống sắt cũng rất quan trọng. Vì có những loại thức ăn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm giảm hiệu quả của việc bổ sung.

I – Bổ sung sắt mang đến những lợi ích nào cho sức khỏe?

Sắt là khoáng chất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thực phẩm giàu sắt thường bao gồm thịt đỏ, trứng, các loại đậu, vừng, lạc, và rau xanh đậm.

Sau khi uống sắt không được ăn gìBổ sung sắt giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu.

Sắt từ nguồn động vật (sắt heme) thường được hấp thụ dễ dàng hơn so với sắt có nguồn gốc từ thực vật (sắt non-heme). Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C và protein trong khẩu phần ăn có thể thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Ngược lại, các chất như tanin trong trà và phytate có trong ngũ cốc có thể ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Do đó chế độ ăn uống thông thường thường không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt qua viên uống (30 – 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày) hoặc viên đa vi chất theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết.

Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ và làm giảm tốc độ tăng trưởng của thai nhi cũng như trọng lượng khi sinh.

II – Cơ thể hấp thụ sắt như thế nào? Vì sao chế độ ăn uống lại ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt?

Sắt trong chế độ ăn tồn tại dưới hai dạng: Sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme, có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, gia cầm, cá và hải sản, dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn, với tỷ lệ hấp thu 25–30%.

Sau khi bổ sung sắt không nên ăn gìChế độ ăn có thể tác động tới khả năng hấp thụ sắt.

Ngược lại, sắt non-heme, có mặt trong thực phẩm thực vật như các loại đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh, khó được hấp thụ hơn. Đáng chú ý là các yếu tố gây cản trở quá trình hấp thụ sắt thường ảnh hưởng chủ yếu đến sắt non-heme.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể do các thành phần trong thực phẩm có thể tăng cường hoặc ức chế quá trình này. Vì vậy, nếu sau khi bổ sung sắt nếu bạn kết hợp cùng với một số thực phẩm khác như vitamin C, thực phẩm giàu protein động vật sẽ giúp quá trình hấp thụ sắt diễn ra hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu bạn bổ sung các thực phẩm không phù hợp có thể gây cản trở tới quá trình hấp thụ sắt. Chính vì vậy, rất nhiều người băn khoăn sau khi uống sắt không nên ăn gì?

III – Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Các thực phẩm bạn cần tránh ngay

Sau khi uống sắt không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Để tăng khả năng hấp thu sắt bạn nên tránh một số loại thực phẩm dưới đây:

1. Thực phẩm giàu Phytate

Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Thực phẩm giàu Phytate chính là câu trả lời dành cho bạn. Phytate, hay còn gọi là axit phytic, là một trong những chất cản trở sự hấp thu sắt non-heme tương đối mạnh.

Sau khi bổ sung sắt không được ăn gìSau khi uống sắt không nên ăn thực phẩm giàu phytate.

Mặc dù nó làm giảm khả năng hấp thu sắt, các thực phẩm giàu phytate như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, và các loại hạt lại là những nguồn cung cấp sắt đáng kể. Sự cân bằng giữa lượng sắt có trong thực phẩm và sự cản trở hấp thu từ phytate thường dẫn đến tác động không quá lớn đến quá trình hấp thu sắt non-heme của cơ thể.

Axit phytic chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, ngô, quả hạch và các loại đậu. Đặc biệt, quả óc chó là một trong những thực phẩm chứa nhiều phytate. Vì vậy, bạn nên nắm được các thực phẩm này để biết sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Trong một số trường hợp, bạn có thể giảm bớt lượng phytate trong thực phẩm trước khi tiêu thụ. Chẳng hạn, việc ngâm đậu và đậu lăng kỹ lưỡng qua đêm có thể giúp loại bỏ một phần axit phytic, từ đó tăng khả năng hấp thu sắt có trong các loại thực phẩm này.

Nếu bạn tiêu thụ thực phẩm giàu phytate, hãy kết hợp chúng với các thực phẩm giàu vitamin C để giúp cải thiện quá trình hấp thu sắt.

2. Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Tránh xa các thực phẩm giàu canxi

Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù canxi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương. Nhưng nó có thể làm giảm đáng kể sự hấp thu sắt. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn sau khi uống sắt không nên ăn gì thì cần tránh xa các thực phẩm giàu canxi.

Dưới đây là một số thực phẩm giàu canxi bạn không nên tiêu thụ ngay sau khi vừa uống sắt xong:

– Sữa: Dù cung cấp nhiều canxi, nhưng sữa có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt khi tiêu thụ cùng một lúc, vì canxi cạnh tranh với sắt trong quá trình hấp thu.

– Phô mai: Tương tự như sữa, phô mai chứa lượng canxi cao, có thể cản trở sự hấp thu sắt nếu ăn chung với thực phẩm giàu sắt.

– Sữa chua: Sữa chua cũng chứa canxi, và có thể gây ra tác động tương tự như sữa và phô mai đối với việc hấp thu sắt. Do đó, bạn nên nắm được sau khi uống sắt không nên ăn gì để không làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt.

– Cá mòi: Mặc dù là nguồn cung cấp canxi và axit béo omega-3, cá mòi có thể làm giảm sự hấp thu sắt nếu ăn cùng lúc với các thực phẩm giàu sắt.

– Đậu phụ: Đậu phụ không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều phytat. Do đó, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt khi tiêu thụ cùng bữa.

– Cá hồi đóng hộp: Cá hồi đóng hộp cung cấp canxi từ xương, làm giảm khả năng hấp thu sắt nếu ăn chung với thực phẩm chứa sắt.

– Quả sung: Quả sung chứa canxi và chất xơ, nhưng lượng canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích của mình. Nếu lượng canxi bạn tiêu thụ dưới 50mg, tác động của nó lên quá trình hấp thu sắt là không đáng kể.

Bạn cũng có thể lên kế hoạch tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi vào những thời điểm không trùng với bổ sung sắt. Bằng cách này, cơ thể có thể hấp thu cả hai chất dinh dưỡng quan trọng mà không gây ảnh hưởng lẫn nhau.

3. Các thực phẩm chứa tannin

Khác với thực phẩm chứa phytate, các loại thực phẩm chứa tanin thường không phải là nguồn cung cấp sắt. Tanin chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thụ sắt non-heme trong cơ thể.

Trà đen là một trong những thực phẩm chứa tanin cao nhất, có thể làm giảm lượng sắt hấp thu lên đến 50%. Các đồ uống khác với hàm lượng tanin cao bao gồm rượu vang đỏ, bia, nước ép táo, nước quả mọng và một số loại trà thảo mộc. Vì vậy, để tránh giảm hiệu quả hấp thu sắt, bạn nên tránh uống sắt cùng các loại đồ uống này.

Sau khi uống sắt tránh ăn gìTránh ăn thực phẩm chứa tannin sau khi uống sắt.

Nguồn thực phẩm chứa tanin bao gồm đậu đỏ, các loại hạt, quả mọng, và thực phẩm hun khói. Thêm vào đó, nhiều gia vị cũng chứa lượng tanin đáng kể như bột nghệ, rau mùi, me, và bột ớt, đặc biệt là những gia vị thường thấy trong các món ăn Ấn Độ. Vì vậy, đây cũng là câu trả lời cho những ai đang băn khoăn chưa biết sau khi uống sắt không nên ăn gì?

4. Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ

Rau củ giàu chất xơ như rau bina, cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt và rau diếp đều mang lại lợi ích lớn cho hệ tiêu hóa. Chất xơ trong các loại rau này giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ các loại rau củ giàu chất xơ ngay sau khi bổ sung sắt, quá trình hấp thụ sắt có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, bạn nên nắm rõ sau khi uống sắt không nên ăn gì để tránh làm ảnh hưởng tới việc hấp thu.

Nguyên nhân chính là do chất xơ trong rau củ có khả năng kết hợp với sắt trong ruột, tạo ra các phức hợp phân tử lớn mà cơ thể không thể hấp thụ. Khi chất xơ kết hợp với sắt, nó tạo thành các hợp chất không tan. Từ đó, làm giảm khả năng sắt được hấp thu vào máu. Do đó, khi tiêu thụ nhiều chất xơ, lượng sắt được hấp thu sẽ giảm đi.

Để tối ưu hóa khả năng hấp thu sắt, nên giữ khoảng cách giữa thời điểm bổ sung sắt và ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ. Cụ thể, bạn có thể uống sắt cách thời điểm ăn rau củ ít nhất hai giờ. Điều này cho phép chất xơ được đào thải ra khỏi dạ dày và ruột non trước khi sắt được hấp thụ, từ đó giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.

5. Không nên ăn các thực phẩm giàu polyphenol sau khi vừa uống sắt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ polyphenol cùng với thực phẩm chứa nhiều sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, bạn nên biết sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hiệu quả hấp thu sắt.

Sau khi uống sắt nên tránh ăn gìTránh uống rượu sau khi bổ sung sắt.

Polyphenol là hợp chất thực vật có mặt trong nhiều loại thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, cacao, trà, rượu và cà phê. Những hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, polyphenol có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt bằng cách hình thành các phức hợp không tan với sắt. Từ đó làm giảm lượng sắt mà cơ thể có thể hấp thụ. Ví dụ, chỉ một tách cà phê có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt lên tới 60%.

Vì vậy, để tối ưu hóa sự hấp thụ sắt, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tách biệt thời điểm tiêu thụ sắt với các thực phẩm hoặc đồ uống giàu polyphenol.

Cụ thể, nên bổ sung sắt ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi uống cà phê, trà hoặc ăn các thực phẩm giàu polyphenol. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng lợi ích của cả sắt và polyphenol mà không làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt.

6. Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Tránh xa các thực phẩm giàu photpho

Photpho có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, cả sắt heme (sắt có nguồn gốc từ động vật) và sắt không heme (sắt có nguồn gốc từ thực vật), khi có mặt ở nồng độ rất cao. Điều này có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa photpho, làm giảm khả năng cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm hoặc bổ sung.

Tuy nhiên, nhiều thực phẩm giàu phốt pho cũng là nguồn cung cấp sắt phong phú. Ví dụ, các loại thịt đỏ, gia cầm và cá đều chứa cả phốt pho và sắt, và việc tiêu thụ chúng không nhất thiết làm giảm khả năng hấp thụ sắt từ chính các nguồn thực phẩm này.

Ngược lại, những thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao nhưng ít chứa sắt như trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt, đồ uống có ga, các loại hạt, đậu, và sản phẩm từ sữa,… Có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thụ sắt khi tiêu thụ cùng lúc khi uống sắt.

Do đó, nếu bạn muốn bổ sung các thực phẩm giàu photpho nên chú ý tới thời gian uống sắt. Bạn có thể uống sắt trước hoặc sau 2 tiếng khi bổ sung các nhóm thực phẩm này.
Sau khi uống sắt không nên ăn lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của bạn do sự hiện diện của một loại protein gọi là phosvitin. Phosvitin có khả năng liên kết với các phân tử sắt, tạo thành một phức hợp không thể hấp thụ được. Từ đó, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên đến 30%, theo thông tin từ Iron Disorders Institute (Hoa Kỳ).

Không nên ăn gì sau khi bổ sung sắtTránh ăn lòng đỏ trứng sau khi uống sắt.

Nếu bạn không muốn từ bỏ món trứng yêu thích thì có thể ăn lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng không chứa phosvitin, do đó, không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang bổ sung sắt, hãy nhớ uống viên sắt ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi ăn lòng đỏ trứng. Điều này giúp giảm thiểu sự cản trở của phosvitin đối với sự hấp thụ sắt, giúp cơ thể bạn tối ưu hóa khả năng hấp thu dưỡng chất quan trọng này.

7. Axit oxalic

Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Axit oxalic là một hợp chất đã được xác nhận là làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nó thường có mặt trong nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật bao gồm rau bina, đậu nành, lúa mì, các loại hạt, và bơ hạt. Trà cũng là một nguồn chứa axit oxalic khá phổ biến.

Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần lưu ý: axit oxalic không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chế độ ăn uống của bạn chứa nhiều thực phẩm giàu axit oxalic, việc nấu chín các thực phẩm này có thể giúp giảm đáng kể hàm lượng oxalic. Từ đó giảm bớt ảnh hưởng của nó đối với khả năng hấp thụ sắt.

IV – Một số lưu ý khác bạn nên biết khi bổ sung sắt để tăng khả năng hấp thu

Với những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được sau khi uống sắt không nên ăn gì. Ngoài việc tránh những thực phẩm nêu trên bạn cũng nên chú ý tới một số vấn đề sau để không làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt:

1. Nên lựa chọn chế phẩm sắt phù hợp và dễ hấp thu

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại sắt hữu cơ như sắt bisglycinate, vì chúng dễ dàng và nhanh chóng hấp thu vào cơ thể hơn so với sắt vô cơ. Sắt hữu cơ bisglycinate cũng ít gây ra các tác dụng phụ như nóng trong, nổi mụn, táo bón hay buồn nôn.

Không ăn gì sau khi bổ sung sắtViên uống bổ sung sắt Ausfebis dễ hấp thu.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn sản phẩm sắt nào cho phù hợp có thể tham khảo và lựa chọn Ausfebis. Sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm nổi bật phải kể đến như:

Ausfebis sử dụng sắt bisglycinate, một dạng sắt hữu cơ nổi bật với khả năng hấp thu và sinh khả dụng cao. Dạng sắt này dễ hòa tan ở pH sinh lý của cơ thể và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện dạ dày cũng như thức ăn, giúp nâng cao hiệu quả hấp thu sắt.

Viên uống Ausfebis còn giúp hạn chế các tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi và đau bụng. Sản phẩm được bổ sung vitamin C, giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt và mang lại hiệu quả tối ưu cho cơ thể. Vitamin C có tác dụng làm tăng cường khả năng hấp thu sắt, đặc biệt là sắt từ nguồn thực vật.

Thành phần acid folic trong viên uống giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

2. Tuân thủ đúng liều lượng

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn. Việc uống nhiều hơn với hy vọng rút ngắn thời gian bổ sung sắt không phải là giải pháp hiệu quả và an toàn.

3. Bổ sung sắt kết hợp cùng các thực phẩm tăng khả năng hấp thu

Ngoài việc quan tâm sau khi uống sắt không nên ăn gì? Bạn cũng nên nắm được các thực phẩm nên bổ sung khi uống sắt. Việc kết hợp chế độ ăn uống với những thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt là rất quan trọng để đạt hiệu quả tối ưu. Một trong những cách hiệu quả là bổ sung vitamin C.

Việc bổ sung các loại trái cây và nước ép giàu vitamin C không chỉ nâng cao khả năng hấp thu sắt mà còn giúp cơ thể duy trì trạng thái sức khỏe tốt. Đồng thời, việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng với các thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón, thường gặp khi bổ sung sắt.

Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được sau khi uống sắt không nên ăn gì? Đồng thời, nắm được một vài lưu ý quan trọng để không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt.

Nếu như bạn còn có câu hỏi nào cần được hỗ trợ, giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp.

Uống sắt với nước dừa được không? Nên

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp.

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Sau khi uống sắt không nên ăn gì để đảm bảo hấp.

Loadding...