Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Uống sắt bị đau bụng không? Làm gì để tránh và khắc phục?

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt đối với những người có nguy cơ thiếu sắt cao như phụ nữ mang thai, trẻ em và người ăn chay. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng dung nạp lượng sắt bổ sung mà không gặp phải vấn đề. Một trong những triệu chứng phổ biến là đau bụng khi uống sắt. Vậy nguyên nhân uống sắt bị đau bụng là do đâu? Làm sao để có thể tránh gặp phải tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn!

I – Uống sắt bổ sung có thực sự cần thiết không?

=> “CÓ” là đáp án trả lời cho câu hỏi này.

Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho các chức năng sống của cơ thể con người, chiếm khoảng 0,004% trong mỗi tế bào. Khi cơ thể được cung cấp đủ sắt, quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến các tế bào, trong khi myoglobin giúp dự trữ oxy cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, sắt còn là thành phần quan trọng trong cấu trúc nhân tế bào và các enzyme xúc tác, góp phần thúc đẩy và củng cố hệ miễn dịch, phát triển hệ thần kinh. Sắt cũng hỗ trợ sự phát triển sức khỏe của trẻ em, nhất là sức khỏe thể chất và trí não. Đồng thời giảm đau kinh nguyệt, giảm mệt mỏi và giúp giải phóng năng lượng ở phụ nữ trong giai đoạn hành kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ sắt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

uống sắt có bị đau bụngUống sắt bổ sung là việc làm cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh

Bên cạnh đó, kể cả khi bạn có một chế độ ăn uống hằng ngày giàu sắt nhưng không gì có thể chắc chắn lượng sắt bạn bổ sung qua chế độ ăn là đủ cho cơ thể. Bởi dù sắt có mặt trong nhiều loại thực phẩm nhưng cơ thể chỉ có khả năng hấp thu một phần nhỏ của sắt từ chế độ ăn uống. Cụ thể, cơ thể hấp thu khoảng 10 – 15% lượng sắt có nguồn gốc từ động vật, trong khi chỉ hấp thu khoảng 5 – 10% lượng sắt từ thực vật.

Có thể thấy việc bổ sung sắt đúng cách có thể nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa nhiều vấn đề do thiếu vi chất này. Tuy nhiên, không ít người vẫn cảm thấy lo ngại khi bổ sung sắt vì gặp phải tình trạng uống sắt bị đau bụng đi ngoài. Tại sao lại có hiện tượng này? Có cách nào để xử lý và hạn chế tình trạng này không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp trong phần tiếp theo.

II –  Uống sắt có bị đau bụng không?

“Việc bổ sung sắt có phải nguyên nhân gây đau bụng hay không?” là câu hỏi chung của khá nhiều người khi gặp phải hiện tượng đau bụng thậm chí là tiêu chảy trong quá trình bắt đầu và đang bước đầu bổ sung vi chất này cho cơ thể.

Đáp án cho câu hỏi này là “KHÔNG”. Việc uống sắt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau bụng và/hoặc đi ngoài.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng khi uống thuốc sắt bị đau bụng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân của vấn đề này có thể tới từ nhiều yếu tố:

– Lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt chưa phù hợp, khó hấp thu:

Bổ sung sắt là điều cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu chọn sản phẩm không phù hợp, nhất là các sản phẩm sắt khó hấp thu, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ khó chịu như đau bụng và/hoặc tiêu chảy. Bởi khi cơ thể không hấp thụ toàn bộ lượng sắt đã bổ sung, phần sắt dư thừa sẽ bị đào thải qua hệ tiêu hóa, gây áp lực lên hệ tiêu hóa và dẫn đến những triệu chứng này.

– Tác dụng phụ của sắt:

Khi uống sắt, nhiều người cảm thấy đau bụng và/hoặc tiêu chảy. Điều này có thể là do sắt kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng sự sản xuất acid trong dạ dày, từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Các triệu chứng này thường xảy ra vì sắt là một kim loại có tính chất chua, dễ gây kích ứng cho dạ dày chưa quen với việc tiếp nhận lượng sắt bổ sung.

– Uống quá liều lượng và cách sử dụng không đúng:

Uống sắt quá liều lượng là một trong các nguyên do đầu tiên có thể nghĩ tới để lý giải cho tình trạng bà bầu uống sắt bị đau bụng, bởi bà bầu là một trong những trường hợp tương đối khó xác định liều lượng bổ sung sắt phù hợp.

Nguyên nhân uống sắt bị đau bụng đi ngoàiUống sắt không đúng cách có thể gây đau bụng

Bên uống không đúng liều thì việc uống sắt không đúng thời điểm (uống vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ) có thể khiến cơ thể không hấp thụ sắt một cách tối ưu và gây ra các tác dụng phụ. Để giảm thiểu vấn đề này, việc theo dõi liều lượng khuyến nghị và tuân thủ hướng dẫn sử dụng là rất quan trọng.

– Tương tác với thực phẩm và thuốc:

Một số loại thực phẩm và thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt hoặc gây kích ứng dạ dày. Ví dụ, cà phê và các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm sự hấp thụ sắt, trong khi một số loại thuốc (thuốc ức chế bơm proton, levodopa,…) có thể tương tác và làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ.

Đây cũng là một trong những yếu tố mà các bạn đang làm ba mẹ cần đặc biệt lưu ý tới trong quá trình bổ sung sắt cho bé nhà mình, nhất là trong trường hợp bé đang bị bệnh cần điều trị bằng các loại thuốc hoặc ba mẹ có thói quen thường xuyên cho con sử dụng các sản phẩm được chế biến từ sữa. Nếu không chú ý đến yếu tố này, có thể vô tình gây ra tình trạng trẻ uống sắt bị đau bụng hoặc khiến trẻ gặp phải các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến hệ tiêu hóa.

III – Có thể làm gì để phòng tránh tình trạng uống sắt bị đau bụng cũng như các tác dụng phụ khác?

Việc bổ sung sắt không đúng cách không chỉ gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cũng như tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó để bảo đảm sự an toàn và hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý nhiều vấn đề khi bổ sung sắt cho cơ thể. Dưới đây là những điểm quan trọng mà bạn nên chú ý khi thực hiện bổ sung sắt.

1. Nắm bắt chính xác nhu cầu sắt của cơ thể để bổ sung đúng

Nhu cầu về sắt của mỗi cá nhân có thể khác nhau tùy vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe.

Đối với người trưởng thành, lượng sắt cần thiết hàng ngày dao động từ 8 đến 18 mg. Tuy nhiên, nhu cầu này thường cao hơn đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang hành kinh, có thể lên tới hơn 30mg/ngày, vì họ mất nhiều máu trong quá trình sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cũng cần sắt để hỗ trợ sự hình thành tế bào máu và cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Những người ăn chay hoặc không tiêu thụ đủ thịt đỏ trong chế độ ăn hằng ngày cần chú ý bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm thực vật giàu sắt hoặc từ thực phẩm chức năng.

Bạn có thể tham khảo nhu cầu sắt cần bổ sung hằng ngày (mg/ngày) dựa vào giới tính, độ tuổi được Viện Dinh dưỡng khuyến cáo để bổ sung sắt đúng và hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa sắt dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn:

Nhóm tuổi Nam Nữ
Nhu cầu theo giá trị sinh học sắt của khẩu phần Nhu cầu theo giá trị sinh học sắt của khẩu phần
hấp thu 10% hấp thu 15% hấp thu 10% hấp thu 15%
0-5 tháng 0,93 0,93
6-8 tháng 8,5 5,6 7,9 5,2
9-11 tháng 9,4 6,3 8,7 5,8
1-2 tuổi 5,4 3,6 5,1 3,5
3-5 tuổi 5,5 3,6 5,4 3,6
6-7 tuổi 7,2 4,8 7,1 4,7
8-9 tuổi 8,9 5,9 8,9 5,9
10-11 tuổi 11,3 7,5 10,5 7,0
10-11 tuổi (có kinh nguyệt) 24,5 16,4
12-14 tuổi 15,3 10,2 14,0 9,3
12-14 tuổi (có kinh nguyệt) 32,6 21,8
15-19 tuổi 17,5 11,6 29,7 19,8
20-29 tuổi 11,9 7,9 26,1 17,4
30-49 tuổi 11,9 7,9 26,1 17,4
50-69 tuổi 11,9 7,9 10,0 6,7
>50 tuổi (có kinh nguyệt) 26,1 17,4
>70 tuổi 11,0 7,3 9,4 6,3
Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình) 15 10
Phụ nữ cho con bú Chưa có kinh nguyệt trở lại 13,3 8,9
Đã có kinh nguyệt trở lại 26,1 17,4

2. Lựa chọn sử dụng loại sắt uống dễ hấp thu

Sắt là một khoáng chất thiết yếu, nhưng không phải tất cả các dạng sắt đều dễ hấp thu và phù hợp với mọi cơ thể. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều sắt, có thể xảy ra các vấn đề không mong muốn như nóng trong, nổi mụn, và các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, hoặc tiêu chảy. Vì vậy, việc chọn lựa sản phẩm sắt với sinh khả dụng cao và khả năng hấp thu tốt là phương pháp hiệu quả giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi bổ sung sắt.

Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, bạn cần cân nhắc giữa sắt vô cơ và sắt hữu cơ, đồng thời lựa chọn dạng sắt phù hợp với cơ địa và nhu cầu cá nhân của mình. Sắt vô cơ là loại thường gặp trong các sản phẩm bổ sung nhờ vào giá thành phải chăng, nhưng nó có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, hoặc khó chịu dạ dày. Ngược lại, sắt hữu cơ, dù có giá cao hơn, thường ít gây tác dụng phụ và là sự lựa chọn tốt hơn cho những người không thích ứng với sắt vô cơ.

Thêm vào đó, bạn cũng nên xem xét dạng bào chế của sản phẩm sắt. Các dạng như viên nang, viên nén và dạng lỏng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dạng lỏng thường phù hợp với những người gặp khó khăn khi nuốt viên và có khả năng hấp thu nhanh hơn, tuy nhiên, nó có thể gây buồn nôn và làm xỉn màu răng so với viên nang hoặc viên nén.

Hiện nay, viên uống bổ sung sắt hữu cơ 3 trong 1 Ausfebis do Đại Bắc Group nhập khẩu nguyên hộp từ Úc đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhờ các điểm nổi bật của bao gồm:

Ausfebis sử dụng sắt hữu cơ bisglycinate, một dạng sắt có khả năng hấp thu cao hơn nhờ vào sinh khả dụng tốt. Dạng sắt này hòa tan dễ dàng trong môi trường pH của cơ thể, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và pH dạ dày, giúp cơ thể hấp thu sắt một cách tối ưu.

Uống thuốc sắt bị đau bụng Viên uống bổ sung sắt hữu cơ Ausfebis (*)

Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn của sắt hữu cơ bisglycinate, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, khẳng định hiệu quả và độ an toàn cao của nó trong việc bổ sung sắt.

Ausfebis được bổ sung vitamin C, giúp nâng cao khả năng hấp thu sắt trong hệ tiêu hóa, từ đó tối ưu hóa hiệu quả của việc bổ sung sắt, giảm thiểu các tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, đau bụng.

Sản phẩm còn kết hợp sắt và acid folic, giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ nhẹ cân và dị tật bẩm sinh ở bé.

Ausfebis chứa calcium folinate, một dạng acid folic có thể chuyển hóa trực tiếp thành dạng hoạt tính, rất hữu ích cho thai phụ có đột biến gen MTHFR, giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé một cách tốt nhất.Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

3. Uống bổ sung sắt vào thời điểm phù hợp

Thời gian uống sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình hấp thu. Sắt thường được hấp thu tốt nhất khi uống khi bụng đói, tức là khoảng 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Điều này giúp cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả hơn vì không bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong thực phẩm.

Tuy nhiên, việc uống sắt khi bụng đói có thể gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày, buồn nôn hoặc đau bụng. Để giảm thiểu những tác dụng phụ này, bạn có thể uống sắt cùng với một bữa ăn nhẹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý không kết hợp sắt với các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua hoặc phô mai, vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.

4. Cân bằng uống sắt bổ sung kết hợp với chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 10-15% lượng sắt mà bạn cung cấp. Phần sắt không được hấp thu có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa không mong muốn như viêm loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón hoặc phân có màu đen. Vì vậy, việc kết hợp bổ sung sắt với chế độ ăn hàng ngày một cách khoa học và hợp lý là rất quan trọng để cải thiện hiệu quả hấp thu cũng như tránh các tác dụng không mong muốn. Ví dụ như:

Nếu bạn không bị thiếu máu thiếu sắt nhưng có chế độ ăn đơn điệu với lượng thịt cá dưới 30 gram mỗi ngày hoặc lượng vitamin C dưới 25 mg mỗi ngày, bạn cần bổ sung khoảng 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Nếu chế độ ăn của bạn ở mức trung bình với lượng thịt cá từ 30-90 gram hoặc lượng vitamin C từ 25-75 mg mỗi ngày, bạn chỉ cần bổ sung 20 mg sắt nguyên tố mỗi ngày.
Với chế độ ăn đầy đủ, có lượng thịt cá trên 90 gram hoặc vitamin C trên 75 mg mỗi ngày, bạn chỉ cần bổ sung thêm 15 mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Bà bầu uống sắt bị đau bụngKết hợp chế độ dinh dưỡng và uống sắt nâng cao hiệu quả bổ sung

5. Chú ý tới tương tác giữa sắt với các loại thực phẩm và thuốc khác

5.1. Nên bổ sung cùng sắt cùng vitamin C để nâng cao hiệu quả hấp thu

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn có thể nâng cao khả năng hấp thu sắt lên tới 67%. Vì vậy, việc dùng sắt cùng với nước cam, nước chanh, hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, dâu tây và ớt chuông sẽ giúp cải thiện hiệu quả hấp thu sắt của cơ thể.

Kết hợp sắt với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C không chỉ giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt mà còn làm giảm nguy cơ táo bón, một vấn đề thường gặp khi bổ sung sắt, đồng thời góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

5.2. Thực phẩm cần tránh bổ sung cùng lúc với sắt

Không nên uống canxi cùng lúc với sắt, vì lượng canxi từ 300mg trở lên có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt trong cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt.

Để tránh các tác dụng phụ do sự cạnh tranh giữa hai khoáng chất này, bạn nên chú ý đến liều lượng và thời gian uống. Tốt nhất là nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ để tối ưu hóa khả năng hấp thu cả hai mà không làm giảm hiệu quả của chúng.

Ngoài ra, bạn đọc cũng cần tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa phốt pho, phytates (như cám gạo, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt), cà phê và trà, vì những loại thực phẩm này có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.

5.3. Sắt có thể tương tác với một số thuốc

Khả năng hấp thu sắt của cơ thể có thể bị ảnh hưởng khi bạn dùng chung với các loại thuốc ức chế bơm proton như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Dexlansoprazole và Esomeprazol, vì những thuốc này làm giảm mức độ axit trong dạ dày.

Ngoài ra, việc phối hợp sắt với thuốc như Levodopa (dùng trong điều trị Parkinson) hoặc Levothyroxin (dùng cho suy giáp, bướu cổ và ung thư tuyến giáp) có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian sử dụng sắt. Điều này sẽ giúp hạn chế các tương tác không mong muốn và đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.

6. Uống các sản phẩm bổ sung sắt với nhiều nước

Uống đủ nước hàng ngày là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ quá trình loại bỏ lượng sắt dư thừa khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ bị nóng trong và nổi mụn khi bổ sung sắt.
Khi bạn bổ sung sắt, đặc biệt là những dạng sắt khó hấp thu, cơ thể cần nhiều nước hơn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đào thải các chất thải. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc và nước ép trái cây.

Cung cấp đủ nước không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn hỗ trợ chức năng của thận và gan, giúp các cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ sắt thừa và các chất thải khác. Đây là một cách hữu ích để tránh tình trạng nổi mụn do việc uống sắt mà bạn nên áp dụng.

Cách xử lý uống sắt bị đau bụngUống nhiều nước khi bổ sung sắt để tăng hiệu quả

7. Theo dõi tình trạng cơ thể trước và sau khi bổ sung sắt

Trước khi bắt đầu bổ sung sắt, bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình, đặc biệt là đo nồng độ sắt trong máu qua các xét nghiệm như hemoglobin và ferritin. Thiếu máu do thiếu sắt thường chỉ được chẩn đoán qua các xét nghiệm này, vì các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và yếu đuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong quá trình bổ sung sắt, ngoài tình trạng đau bụng, đi ngoài, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

– Táo bón

– Phân có màu đậm, xanh hoặc đen

– Có máu hoặc vệt máu trong phân

– Chán ăn

– Cảm giác nóng trong cơ thể, như sự mệt mỏi và uể oải

– Buồn nôn kéo dài hoặc nghiêm trọng

– Co thắt dạ dày, đau hoặc cảm giác khó chịu trong dạ dày, nôn mửa

– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, đau ngực, sưng ở miệng, mặt, môi hoặc lưỡi)
Sốt,…

Vì vậy việc theo dõi tình trạng cơ thể sau khi bắt đầu sử dụng sắt là rất quan trọng. Nếu bạn liên tục gặp phải những vấn đề không mong muốn với việc bổ sung sắt, bác sĩ có thể cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và xác định các yếu tố gây ra triệu chứng. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra khả năng hấp thu sắt của cơ thể hoặc tìm kiếm các vấn đề tiêu hóa khác.

Dựa trên những thông tin đã được cung cấp, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “uống sắt bị đau bụng không” và biết được cách bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn vẫn có bất kỳ câu hỏi nào khác về việc bổ sung sắt hoặc các vấn đề sức khỏe khác, đừng ngần ngại liên hệ với Dược sĩ của Đại Bắc qua tổng đài 1800 1125 (miễn phí) để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Tham khảo thêm:

Avatar photo
Posted By:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 7 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho Đại Bắc Care, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến các sản phẩm mẹ bé. Hy vọng những nội dung mà cô mang đến sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình dễ dàng và hiệu quả!

Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ.

Uống sắt với nước dừa được không? Nên

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ.

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ.

Loadding...