Danh mục: Cẩm nang cho bé

TRẺ SƠ SINH CÓ NÊN TẮM HÀNG NGÀY KHÔNG VÀ LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ, vẫn băn khoăn không biết liệu “trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không” hay chỉ cần tắm vài lần mỗi tuần là đủ. Bài viết của Daibaccare hôm nay sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc đó. Cùng theo dõi nhé!

1. Đặc điểm làn da của trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu của University of Manchester, quá trình tắm còn giúp hình thành sự gắn bó giữa cha mẹ và trẻ thông qua tiếp xúc da và ánh mắt. Hơn nữa, các động tác massage khi tắm giúp bé thư giãn, ngủ ngon hơn và phát triển cảm giác cơ thể.

Vậy nên nhiều cha mẹ muốn tắm cho hàng ngày. Tuy nhiên, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, theo nghiên cứu, làn da của trẻ sơ sinh chỉ dày bằng 1/5 so với người trưởng thành. Đặc biệt, da trẻ dễ bị mất nước và tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn.

Theo một nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology (2015) cho thấy rằng, hàng rào bảo vệ da của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện trong những tuần đầu sau sinh, khiến làn da rất dễ khô, nứt nẻ nếu bị tác động nhiều lần bởi nước và xà phòng.

2. Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Đáp án là KHÔNG NÊN. Sở dĩ có thể nói vậy là do đã có không ít nghiên cứu được thực hiện và lời khuyên được các chuyên gia chia sẻ về vấn đề này.

Cụ thể, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo: “Trẻ sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Tắm 2–3 lần mỗi tuần là đủ để giữ cho bé sạch sẽ và tránh khô da.”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra chỉ dẫn rằng: “Không nên tắm cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh mà nên trì hoãn ít nhất 24 giờ để giúp duy trì thân nhiệt ổn định và không làm mất lớp gây bảo vệ da.”

trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không

Ngoài ra, theo ThS.BS Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ: “Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không có hại, nhưng không bắt buộc. Quan trọng nhất là cách tắm, nhiệt độ nước, môi trường và các sản phẩm sử dụng phải thật dịu nhẹ và an toàn.”

3. Hướng dẫn tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh

3.1. Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không – Khi nào nên tắm hàng ngày?

Mặc dù đáp án cho thắc mắc Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không? Là không nên. Tuy nhiên, cha mẹ nên tắm cho trẻ nếu:

  • Trẻ sống trong vùng khí hậu nóng, ra nhiều mồ hôi
  • Bé bị trào (trớ) sữa, rôm sảy, da bé hay bị dính bẩn
  • Bé cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon sau khi được tắm

trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không

Trong những trường hợp này, việc tắm hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ viêm da, ngăn mùi khó chịu, và làm bé thư giãn, nhờ đó bé ăn ngon và ngủ ngon hơn – điều mà mọi cha mẹ đều muốn trong hành trình chăm sóc con yêu của mình.

3.2 Những điều NÊN làm khi tắm cho trẻ

Tắm với tần suất phù hợp độ tuổi

  •  0 – 1 tháng tuổi: Nên tắm 2–3 lần/tuần, do làn da bé còn non nớt và dễ bị khô.
  •  1 – 6 tháng tuổi: Tắm 3–4 lần/tuần, có thể tắm hàng ngày nếu trời nóng hoặc bé ra mồ hôi nhiều.
  • Trên 6 tháng tuổi: Có thể tắm hàng ngày, nhưng cần lưu ý nếu da bé bị khô, nên giảm tần suất.

trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Sử dụng nước ấm vừa đủ: Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 37–38°C, tương đương thân nhiệt của cơ thể. Có thể dùng nhiệt kế tắm chuyên dụng hoặc kiểm tra bằng cách nhúng khuỷu tay.
  • Tắm trong phòng kín gió: Phòng tắm nên ấm áp, không có gió lùa. Điều này giúp bé không bị cảm lạnh, nhất là trong mùa đông hoặc những ngày mưa ẩm.
  • Thời gian tắm hợp lý: Mỗi lần tắm nên kéo dài 5–7 phút, không nên lâu hơn để tránh mất nhiệt cơ thể.
  • Chọn sản phẩm phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé: Ưu tiên các sản phẩm không chứa paraben, không sulfate, không tạo bọt mạnh, có nguồn gốc tự nhiên hoặc hữu cơ.

3.3 Những điều KHÔNG NÊN khi tắm cho trẻ

  • Không tắm ngay sau khi bé ăn no: Có thể gây trào ngược hoặc khó chịu bụng. Tốt nhất nên tắm sau ăn khoảng 30 – 60 phút.
  • Không tắm khi bé đang sốt, mệt, hoặc sau khi tiêm phòng: Lúc này cơ thể bé cần được nghỉ ngơi và giữ ấm. Có thể lau người bằng khăn ấm thay vì tắm.
  • Không sử dụng xà phòng hoặc sản phẩm dành cho người lớn: Những sản phẩm này có thể chứa chất tẩy mạnh, gây kích ứng da và mất cân bằng độ pH tự nhiên.
  • Không kỳ cọ mạnh hoặc dùng khăn thô ráp: Làn da bé rất nhạy cảm. Nên dùng khăn mềm và thao tác nhẹ nhàng khi tắm và lau khô.

Đặc biệt, trong những trường hợp đặc biệt dưới đây, cha mẹ không nên tắm cho trẻ hàng ngày mà chỉ nên vệ sinh vùng kín, mặt, cổ, nách và mông bằng khăn ấm mỗi ngày thay vì tắm toàn thân.

  • Thời tiết lạnh, hanh khô (như mùa đông miền Bắc Việt Nam).
  • Bé có làn da khô, nhạy cảm, hoặc đang bị chàm sữa, nổi mẩn.
  • Vùng da bé bị tổn thương, trầy xước, sau tiêm phòng hoặc phẫu thuật.

Cha mẹ lưu ý, nếu da bé có dấu hiệu khô, bong tróc, nổi mẩn hoặc chàm sữa, nên giảm tần suất tắm, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ sơ sinh.

3.4 Tác dụng phụ khi tắm quá thường xuyên

Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày nếu không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề như khô da, tổn thương lớp biểu bì… Cụ thể:

  • Khô da: Tắm rửa quá nhiều sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên và độ ẩm bảo vệ làn da tự nhiên của trẻ sơ sinh.
  • Tổn thương lớp biểu bì: Khi tắm, các mẹ thường có thói quen sử dụng thêm sữa tắm, dầu gội, nước tắm gội cho trẻ sơ sinh. Đôi khi, các sản phẩm không phù hợp dễ khiến da trẻ bị kích ứng.
  • Giảm khả năng miễn dịch trên da: Lớp gây (vernix caseosa) bao phủ da bé có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Nếu cha mẹ tắm quá sớm hay quá thường xuyên có thể làm mất lớp bảo vệ này.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không đơn thuần là làm sạch cơ thể, mà còn liên quan mật thiết đến sự phát triển làn da, khả năng miễn dịch và cảm xúc của bé. Vì vậy, cha mẹ cần tắm đúng cách và lựa chọn tần suất phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ có được đáp án cho thắc mắc trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không? Câu trả lời là KHÔNG NHẤT THIẾT. Việc tắm hàng ngày không sai, nhưng không bắt buộc và cần linh hoạt theo tình trạng da, khí hậu và nhu cầu của bé. Nếu có thắc mắc liên quan, đừng ngại chia sẻ với Daibaccare để được chuyên gia hỗ trợ và giải đáp nhé!

Dược sĩ

Vũ Thị Hậu

Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Vũ Thị Hậu - Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, hiện đang là dược sĩ phụ trách chuyên môn của Daibaccare.

Viết đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TRẺ BỊ SỞI TẮM LÁ GÌ ĐỂ GIẢM

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.

TRẺ BỊ MẨN NGỨA KHẮP NGƯỜI TẮM LÁ

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.

TRẺ BỊ NỔI MỀ ĐAY TẮM LÁ GÌ?

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.

TRẺ BỊ GHẺ NƯỚC TẮM LÁ GÌ? HƯỚNG

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Loadding...