Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

9 Dấu hiệu thiếu sắt bạn cần chú ý bổ sung ngay lập tức

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Bởi khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nhiều tới cơ quan bộ phận và biểu hiện ra bên ngoài. Bạn có thể nhận biết qua móng tay, tóc, làn da xanh xao, hay hồi hộp…Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I – Triệu chứng của thiếu sắt

Trong cơ thể, sắt có vai trò quan trọng bởi tạo ra hemoglobin mang oxy tới những bộ phận, cơ quan. Khi thiếu sắt sẽ làm giảm bất thường lượng hồng cầu trong máu và toàn bộ các mô, cơ bắp sẽ không còn hoạt động hiệu quả do không nhận đủ oxy.

Thiếu sắt thường gặp ở những nhóm đối tượng sau: Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, người bị mất máu nặng, loét đường tiêu hoá, rong kinh, trẻ đẻ non, người ăn chay…

Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu của thiếu sắt máu sẽ giúp bạn kịp thời bổ sung khoáng chất này.

Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu sắt bạn có thể dựa vào để nhận biết:

1. Nhận biết triệu chứng thiếu sắt qua màu da

Da nhợt nhạt, xanh xao được xem là một trong những triệu chứng của thiếu sắt. Đây là dấu hiệu thường thấy ở những người bị thiếu sắt. Bởi có thể không đủ sắt để tạo huyết sắc tố có màu đỏ nên da không thể hồng hào như khi được cung cấp đủ.

Triệu chứng thiếu sắt va vitamin b12Da xanh xao nhợt nhạt là dấu hiệu thiếu sắt.

Da nhợt nhạt do thiếu sắt có thể biểu hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, dễ nhận biết hơn là qua mặt, trong môi, móng tay và nướu.

Để biết chính xác đây có phải là biểu hiện thiếu sắt không bạn cần xét nghiệm máu và kết hợp cùng với biểu hiện qua da.

2. Biểu hiện của thiếu sắt qua móng tay

Móng tay giòn dễ gãy hoặc có hình thìa cũng được xem là một trong những triệu chứng của thiếu sắt. Tình trạng này còn có tên gọi khác là koilonychia.

Khi cơ thể bị thiếu sắt thường bắt đầu thể hiện ở phần móng tay. Lúc này, móng tay có thể trở nên giòn, dễ gãy hơn. Trong giai đoạn sau của thiếu sắt móng tay hình thìa có thể xuất hiện ở giữa phần móng và các cạnh được nâng lên nhìn giống như một chiếc thìa.

Tình trạng móng tay giòn và hình thìa là triệu chứng hiếm gặp và thường chỉ thấy ở những trường hợp bị thiếu máu nặng do thiếu sắt.

3. Triệu chứng của thiếu sắt qua nhịp tim, hơi thở

Khi bạn hoạt động bình thường như đi bộ, leo cầu thang, làm việc… nhưng cảm thấy khó thở, mệt mỏi có thể nghĩ tới dấu hiệu thiếu sắt và canxi. Thiếu sắt gây khó thở bởi những cơ quan, bộ phận như cơ bắp không nhận đủ lượng oxy cần thiết, nên buộc cơ thể phải tự điều chỉnh nhịp thở tăng lên để lấy thêm oxy.

Không chỉ vậy, tim của người bị thiếu sắt cũng sẽ đập nhanh hơn bình thường để cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể. Do đó, khi thiếu sắt bạn sẽ cảm nhận được mình có cảm giác như đánh trống ngực ở tim, bởi tim sẽ đập nhanh hơn so với bình thường.

Biểu hiện thiếu sắt Thở gấp khi hoạt động có thể là dấu hiệu bị thiếu sắt.

Thiếu sắt gây khó thở, tim đập nhanh là những dấu hiệu nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh gặp phải các trường hợp như to tim, suy tim, suy phổi. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý khi nhận thấy dấu hiệu của thiếu sắt ở bà bầu hoặc mẹ sau sinh.

4. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu

Áp lực công việc, cuộc sống, học tập diễn ra nhanh chóng và thường xuyên khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, việc bạn mệt mỏi, cáu kỉnh, yếu ớt hoặc trở nên chậm chạp hơn, không tập trung thì đây có có thể là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu sắt.

Khi thiếu sắt, cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan, bộ phận, buộc tim phải co bóp nhiều hơn. Điều này khiến cho bạn cảm thấy dễ bị kiệt sức và mệt mỏi thường xuyên.

Bên cạnh đó, não bộ không nhận đủ oxy do cơ thể thiếu sắt sẽ làm tăng áp lực lên những mạch máu trong não và gây nên tình trạng đau đầu.

5. Triệu chứng của thiếu sắt qua tóc

Thiếu sắt là một dạng thiếu chất dinh dưỡng thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc. Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.

Thiếu sắt có biểu hiện gìThiếu sắt có thể khiến tóc bị rụng nhiều.

Nếu như cơ thể không có đủ chất sắt, những tế bào máu cũng không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Từ đó, sẽ dẫn tới các triệu chứng như rụng tóc, móng giòn và mệt mỏi.

6. Dấu hiệu của thiếu sắt ở miệng

Thiếu sắt có biểu hiện gì? Ngoài những dấu hiệu nêu trên bạn cũng có thể quan sát ở miệng để nhận biết tình trạng này. Kiểm tra lưỡi xem có hiện tượng sưng, viêm hoặc có màu nhợt nhạy hay không… Nếu có thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu sắt do không tạo ra đủ myoglobin. Ở bên ngoài miệng bạn cũng cần kiểm tra xem có bị khô miệng hoặc nứt ở khóe miệng hay không.

Thiếu sắt có nhiều biểu hiện khác nhau, ngoài việc nhận biết qua miệng bạn cũng có thể nhận biết qua chân. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có một hội chứng liên quan tới thiếu sắt đó là hội chứng bàn chân bồn chồn hoặc đứng không yên. Hội chứng này xuất hiện và có biểu hiện nặng hơn khi cơ thể đang nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm.

Nếu gặp phải hội chứng này bạn sẽ nhận thấy chân luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và không thể giữ yên được một vị trí. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có đến 25% người gặp phải hội chứng này khi cơ thể thiếu sắt và tình trạng nặng hơn khi bị thiếu sắt nặng.

7. Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài

Ở một số chị em phụ nữ, nguyên nhân đầu tiên của thiếu sắt là kinh nguyệt quá nhiều khiến cho cơ thể không kịp sản xuất để bù lại lượng máu đã bị mất đi. Lượng kinh nguyệt bình thường chỉ khoảng 2-3 thìa cà phê mỗi tháng.

Biểu hiện của thiếu sắtKinh nguyệt ra nhiều là triệu chứng của thiếu sắt.

Nếu bạn phải thay băng vệ sinh dưới 2 tiếng mỗi lần thì nên đi thăm khám phụ khoa.

8. Có cảm giác thèm ăn bất thường

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy thèm ăn một món ăn kỳ lạ, bất thường nào đó như giấy, bụi bẩn, đất sét, phấn hoặc là thèm những món ăn không có giá trị dinh dưỡng… thì đây có thể là triệu chứng của thiếu sắt.

Cơ thể thiếu sắt khiến bạn bị cám dỗ bởi những món đồ ăn này. Nếu bạn không kiểm soát được có thể ăn phải những món độc hại có độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu bạn nhận thấy mình có những biểu hiện trên nên uống nước để giảm cơn thèm. Đồng thời, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của mình.

9. Các triệu chứng của thiếu sắt khác

Ngoài những triệu chứng của thiếu sắt nêu trên, một số trường hợp còn gặp phải một số biểu hiện khác như:

– Tay chân bị lạnh: Thiếu sắt khiến cho máu không cung cấp đủ oxy đến những bộ phận của cơ thể nên khiến chân tay bị lạnh.

– Cảm giác lo lắng: Đây cũng là là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những người thiếu sắt. Việc thiếu oxy đến nuôi các mô cơ thể do thiếu sắt gây nên sẽ dẫn tới tình trạng lo lắng, mệt mỏi. Hiện tượng này sẽ được cải thiện nếu như bạn bổ sung sắt đúng cách và đủ liều lượng theo khuyến cáo.

– Dễ bị nhiễm trùng: Sắt là một chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, tình trạng thiếu sắt có thể khiến cho bạn dễ bị mắc bệnh hơn so với bình thường.

– Suy giảm trí nhớ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi bị thiếu sắt trong một thời gian dài có thể gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy ở con người. Trẻ em và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tác động khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

II – Làm gì để cải thiện triệu chứng của thiếu sắt?

Từ lâu sắt đã được biết đến là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Thiếu sắt không chỉ dẫn tới tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ như: Gây mệt mỏi, căng thẳng, rụng tóc, suy giảm hệ miễn dịch, khả năng sinh sản… Vì vậy, ngay khi nhận thấy những triệu chứng thiếu sắt và B12 bạn nên bổ sung sắt để cải thiện tình trạng này.

Để cải thiện tình trạng thiếu sắt bạn có thể bổ sung qua thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc các sản phẩm bổ sung cung cấp sắt.

1. Cải thiện dấu hiệu thiếu sắt bằng thực phẩm giàu sắt

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm và tồn tại ở 2 dạng đó là heme và không heme. Trong đó, sắt heme là dạng sắt dễ hấp thu hơn.

– Thực phẩm giàu sắt heme: Dạng sắt heme thường có trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Một số thực phẩm chứa sắt dạng heme bạn có thể bổ sung trong thực đơn ăn hàng ngày như nghêu, sò, huyết, thịt lợn, cá, thịt bò hoặc trong các loại nội tạng động vật như gan gà, lợn, bò…

– Thực phẩm sắt giàu sắt non heme: Thực phẩm giàu sắt dạng không heme thường có trong những loại ngũ cốc hoặc các loại đậu tươi được nấu chín, các loại rau như măng tây, rau muống…

2. Bổ sung sắt bằng các sản phẩm cung cấp sắt

Việc bổ sung sắt thông qua thực phẩm hàng ngày có thể chưa cung cấp đủ lượng sắt theo khuyến nghị. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sắt thông qua các sản phẩm cung cấp sắt. Tùy vào tình trạng sức khỏe bác sĩ có thể kê đơn bổ sung sắt phù hợp.

Hiện nay, các sản phẩm bổ sung sắt thường tồn tại ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Trong đó sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là dễ hấp thụ và ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Những triệu chứng của thiếu sắt Bổ sung sắt bằng viên uống Ausfebis.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn viên uống bổ sung sắt có thể tham khảo và sử dụng viên uống Ausfebis. Viên uống Ausfebis bổ sung sắt, acid folic và vitamin C giúp giảm nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt và hỗ trợ quá trình tổng hợp haemoglobin.

Viên uống Ausfebis được chỉ định sử dụng trong các trường hợpcần bổ sung sắt như: Người bị thiếu sắt, phụ nữ đang mang bầu và cho con bú, người bị mất một lượng máu lớn, người có chế độ ăn không đủ sắt, thời kỳ kinh nguyệt…

Khi bổ sung sắt tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nên sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để tránh các tác dụng không mong muốn.

Trên đây là 9 triệu chứng của thiếu sắt bạn nên nắm được để có thể nhận biết sớm và cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này hay muốn hiểu rõ hơn về viên uống bổ sung sắt Ausfebis vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của Đại Bắc Care để được tư vấn chi tiết hơn qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

 

Tài liệu tham khảo:

1. Iron deficiency anemia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034

2. Iron deficiency anaemia
https://www.nhs.uk/conditions/iron-deficiency-anaemia/

3. Iron-Deficiency Anemia
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22824-iron-deficiency-anemia

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan.

Uống sắt quá liều có sao không? Triệu

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của thiếu sắt rất quan.

Loadding...