Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Top 18 Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt cho mẹ và bé

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên đáng kể khi mang thai. Trong giai đoạn này, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên làm tăng nhu cầu sắt để tạo ra huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu bằng thực phẩm rất quan trọng

I – Vai trò quan trọng của sắt đối với mẹ bầu

Sắt là một khoáng chất quan trọng cho phụ nữ có thai. Nó không chỉ đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy tới các tế bào và thai nhi, mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi đặc biệt là hệ miễn dịch và não bộ.

Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng lên khoảng 50%, đòi hỏi mẹ bầu cần nhiều sắt hơn để tạo máu. Một phụ nữ mang thai trung bình cần khoảng 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Có thể thấy, lượng sắt này tăng gấp đôi so với khi không mang thai, do đó mẹ bầu rất dễ thiếu hụt sắt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ 3 phụ nữ mang thai trên toàn thế giới thì có hơn 1 người bị thiếu máu, trong đó chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt.

Các thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầuVai trò quan trọng của sắt đối với mẹ bầu

Thiếu hụt sắt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Việc thiếu hụt sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân, có nguy cơ thiếu máu sau sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt khi mang thai là đặc biệt cần thiết.

II – 11 thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Mẹ có thể bổ sung sắt từ trong thực đơn hàng ngày với các món ăn bổ sung sắt cho mẹ bầu:

1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ không chỉ giàu protein mà còn có chứa hàm lượng sắt cao, đặc biệt là thịt bò, thịt cừu… Người ta đã nhận thấy trong 100g thịt thăn bò có thể cung cấp tới 3mg sắt.

Thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu hằng ngàyThịt đỏ giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu

2. Gan và nội tạng động vật

Đây cũng là nguồn sắt dồi dào cho mẹ và thai nhi. Chẳng những vậy, gan và nội tạng động vật rất giàu vitamin A, B và choline, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, nội tạng động vật có lượng chất béo xấu và cholesterol cao hơn so với thịt nên mẹ không nên ăn nhiều.

3. Động vật thân mềm

Các loại động vật thân mềm có thể kể đến như ngao, sò, ốc, hến… Người ta đã nhận thấy trong 100g ngao có chứa tới 23mg sắt vì vậy đây là một trong các món ăn bổ sung sắt cho bà bầu mà mẹ cần lưu ngay lại.

Ảnh 3: Động vật thân mềm là món ăn bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả

4. Cá hồi

Cá hồi là một nguồn thực phẩm tuyệt vời để bổ sung sắt cho bà bầu, không chỉ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như omega-3, vitamin B12 và vitamin D giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh cho cả mẹ bầu và thai nhi.

5. Các loại đậu

Đậu rất giàu chất xơ và cung cấp protein, sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Trong đó, đậu trắng có lượng sắt cao nhất. Đặc biệt, đậu là một nguồn chất béo tốt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

6. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi là một loại rau xanh đậm rất giàu hàm lượng vitamin. Đặc biệt, trong 100g rau chân vịt cung cấp tới 2,7mg sắt khi ăn sống và 1mg sắt sau khi nấu chín.

7. Bông cải xanh

Đây không phải nguồn nguyên liệu chính cung cấp sắt cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, trong bông cải xanh có các chất dinh dưỡng khác được khuyên dùng cho bà bầu như canxi, folate, vitamin C và choline.

8. Cải xoăn

Một loại rau xanh cần thiết thêm vào thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu đó là rau cải xoăn hay còn được gọi là cải kale. Ngoài hàm lượng sắt tương đối cao trong các loại rau, thì cải xoăn còn cung cấp hàm lượng vitamin C cao làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

Món ăn bổ sung sắt cho bà bầuCác loại rau xanh hỗ trợ bổ sung sắt cho mẹ bầu

9. Bí ngô

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô rất cao. Đặc biệt, trong bí ngô non có chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt cho cơ thể. Trong khi đó, bí ngô chín thì có hàm lượng sắt cao hơn trong bí ngô non, bổ sung lượng sắt thích hợp cho mẹ bầu.

10. Yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, photpho. Vì thế, yến mạch không chỉ cung cấp năng lượng tốt cho mẹ bầu mà còn ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt cho mẹ và thai nhi.

11. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, mắc ca,… có chứa các chất béo tốt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác đặc biệt là sắt. Trong 100g hạt hạnh nhân cung cấp tới 3,7mg sắt cùng omega 3 có trong hạt giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở mẹ và phát triển não bộ ở thai nhi.ư

Các món ăn bổ sung sắt cho bà bầuNguồn chất béo tốt cung cấp sắt cho mẹ bầu

12. Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là một trong những thực phẩm quan trọng nhất cho bà bầu nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là phần lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều sắt, protein, canxi, magie, cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Để đảm bảo cung cấp đủ sắt và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên ăn từ 3 đến 4 quả trứng gà mỗi tuần.

13. Tàu hũ( đậu phụ)

Tàu hũ (đậu phụ) là nguồn sắt tự nhiên khá hữu ích cho bà bầu, đặc biệt là đối với những người ăn chay. Mặc dù hàm lượng sắt trong tàu hũ không cao bằng các nguồn sắt động vật (sắt heme), nhưng tàu hũ cung cấp sắt dạng non-heme, đi kèm với nhiều protein, canxi (nếu được làm bằng calcium sulfate) và các dưỡng chất khác. Để tăng cường khả năng hấp thu sắt từ tàu hũ, bà bầu có thể kết hợp ăn cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, hoặc dâu tây. Việc kết hợp này giúp cải thiện hấp thu sắt non-heme, góp phần phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ.

14. Cháo yến mạch

Với hàm lượng dồi dào các dưỡng chất như sắt, protein, canxi, chất xơ hòa tan, photpho và magie, cháo yến mạch không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. Đặc biệt, nhờ giàu chất xơ, yến mạch còn là “vị cứu tinh” cho hệ tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể cảm giác khó tiêu và tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy, thêm cháo yến mạch vào thực đơn hằng ngày chính là bí quyết đơn giản nhưng thông minh để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

15. Tảo biển

Tảo biển là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu sắt, chủ yếu dưới dạng sắt non-heme. Mặc dù loại sắt này không được cơ thể hấp thu hiệu quả bằng sắt heme có trong thịt, nhưng tảo biển lại cung cấp nhiều vitamin C và các dưỡng chất khác (như chất xơ, khoáng chất, vitamin) giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt khi ăn kèm với các thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra, tảo biển còn cung cấp các vi chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu như i-ốt, magie, giúp cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Việc bổ sung tảo biển vào chế độ ăn hàng ngày của bà bầu, kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C (cam, kiwi, dâu…) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ.

16. Hạnh nhân

Hạnh nhân cũng là một nguồn cung cấp sắt tự nhiên, dù hàm lượng sắt trong hạnh nhân không cao bằng một số nguồn động vật như thịt đỏ nhưng nó vẫn có ý nghĩa trong chế độ ăn hàng ngày của bà bầu. Mỗi 100 gram hạnh nhân chứa khoảng 3–4 mg sắt, đồng thời hạnh nhân rất giàu chất béo lành mạnh, vitamin E, magie và chất xơ. Những dưỡng chất này không chỉ góp phần bổ sung sắt mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện chức năng não bộ và làm đẹp da. Khi kết hợp cùng các thực phẩm giàu vitamin C (như cam, kiwi…) sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ hạnh nhân, góp phần giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu.

Ăn hạnh nhân giúp đẹp da
Ăn hạnh nhân giúp đẹp da

17. Nho khô

Nho khô là một nguồn cung cấp sắt tự nhiên khá tốt, với khoảng 2–3 mg sắt trên mỗi 100 gram. Ngoài ra, nho khô cũng giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do và hỗ trợ tiêu hóa. Khi ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C (như cam, kiwi) thì khả năng hấp thu sắt từ nho khô sẽ được cải thiện, góp phần phòng ngừa thiếu máu cho bà bầu. Nho khô cũng dễ sử dụng và mang lại năng lượng nhanh chóng, là một lựa chọn ngon miệng để đa dạng hóa chế độ ăn uống hàng ngày.

=> Tham khảo thêm: Trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu

18. Hạt hướng dương

Mỗi 100 gram hạt hướng dương có thể chứa khoảng 2–5 mg sắt, tùy vào loại và cách chế biến. Ngoài ra, hạt hướng dương còn giàu vitamin E, magie, kẽm và chất xơ, góp phần bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Khi kết hợp ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C (như cam, kiwi) thì khả năng hấp thu sắt từ hạt hướng dương sẽ được cải thiện, giúp phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.

III – Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu bằng thực phẩm

Việc duy trì ăn các thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu giúp cho mẹ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt và đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, khi bà bầu ăn các thực phẩm giàu sắt, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả:

1. Lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhưng có chứa hàm lượng chất béo tốt như ngũ cốc, các loại đậu và các loại hạt. Không nên ăn quá nhiều những thực phẩm có nhiều cholesterol như gan và nội tạng động vật.

2. Kết hợp với vitamin C

Mặc dù các loại rau xanh và trái cây không phải là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cho bầu chính, tuy nhiên những thực phẩm này chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, nên ăn kèm thực phẩm giàu sắt với những thực phẩm chứa vitamin C như trái cây, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh,…

3. Hạn chế sử dụng cùng các chất ức chế sắt

Ăn gì để bổ sung sắt khi mang thaiKết hợp với vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm

Việc tiêu thụ sắt sẽ vô tình bị ảnh hưởng khi tiêu thụ các chất ức chế sắt khi ăn những bữa ăn giàu sắt. Đó là chất tannin có trong trà hay caffeine có trong cà phê, coca hay nước ngọt. Ngoài ra các thực phẩm từ sữa cũng làm ngăn chặn sự hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy nên sử dụng các chất ức chế sắt cách xa những bữa ăn giàu sắt ít nhất 2 tiếng.

4. Chú ý khi chế biến thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Không ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín, cá sống, hải sản sống và sushi sống vì có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Nên nấu chín thịt, cá, hải sản,… hoàn toàn trước khi sử dụng cho mẹ bầu.

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Sắt rất quan trọng với cả thai phụ và thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu trong khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp sắt từ thực phẩm rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu sắt tăng cao ở mẹ bầu và mẹ sau sinh. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung sắt đầy đủ, phòng ngừa thiếu hụt.

Viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu Ausfebis là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Úc bởi Đại Bắc Group. Sản phẩm sử dụng sắt hữu cơ bisglycinate dễ hấp thụ hơn và sinh khả dụng cao hơn nhờ khả năng hòa tan tốt ở pH sinh lý, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và pH dạ dày.

Những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầuViên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu Ausfebis (*)

Bên cạnh đó, viên uống Ausfebis còn bổ sung vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt trong đường tiêu hóa, cùng sự kết hợp với acid folic và calcium folinate giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ và thai nhi, giảm nguy cơ trẻ bị nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.

Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nếu có thắc mắc về những thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu Ausfebis, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Đại Bắc Care tư vấn.

Tham khảo thêm:

Dược sĩ

Vũ Thị Hậu

Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Vũ Thị Hậu - Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, hiện đang là dược sĩ phụ trách chuyên môn của Daibaccare.

BẦU CÓ DÙNG ĐƯỢC BHA KHÔNG? HƯỚNG DẪN

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu sắt của cơ thể tăng.

SERUM VITAMIN C CÓ DÙNG CHO BÀ BẦU

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu sắt của cơ thể tăng.

Bầu có dùng được niacinamide không và lời

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu sắt của cơ thể tăng.

Sổ tay mẹ bầu: Hyaluronic Acid có dùng

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu sắt của cơ thể tăng.

Loadding...