Trẻ bị phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi? Có rất nhiều loại lá có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh như kinh giới, trầu không, lá khế, ngải cứu, trà xanh… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả cao bạn cần áp dụng đúng cách và nắm được một vài lưu ý quan trọng dưới đây.
I – Phát ban ở trẻ là như thế nào?
Sốt phát ban là tình trạng trẻ bị nóng sốt và trên bề mặt da xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ. Bệnh lý này được gây ra bởi virus và thường gặp ở trẻ từ 6 đến 3 tuổi vì trong độ tuổi này sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị bệnh.
Theo các chuyên gia, virus hô hấp được xem là nguyên nhân chính gây sốt phát ban gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, echo virus, adenovirus… Đó cũng là lý do giải thích tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần.
Phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ.
Sau khi virus tấn công cơ thể khoảng 1 tuần, chúng sẽ khiến trẻ phát bệnh với một số dấu hiệu sau:
– Sốt: Lúc này trẻ có thể bị sốt cao từ 38 đến 39,4 độ C tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Một số trường hợp còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sổ mũi, ho, viêm họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ… Sốt thường kéo dài từ 3 cho đến 5 ngày.
– Phát ban: Những nốt phát ban này thường xuất hiện từ phần ngực, lưng sau đó sẽ lan rộng ra cánh tay và cổ sau khi trẻ cắt được cơn sốt. Nếu quan sát sẽ thấy nốt phát ban có màu hồng và không gây cảm giác ngứa ngáy. Sau vài ngày những nốt phát ban này mới lặn dần.
Trong một vài trường hợp khác trẻ phát ban còn có thể gặp phải một số hiện tượng như quấy khóc, sưng mí, chán ăn, tiêu chảy nhẹ…
Theo các chuyên gia, phát ban ở trẻ nhỏ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chúng khiến trẻ bị sốt cao nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây nên những biến chứng khó lường.
II – Trẻ bị phát ban có nên tắm lá không?
Khi trẻ bị phát ban thường kèm theo sốt cao nên cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Không chỉ vậy, trẻ còn cảm thấy ngứa ngáy do nóng trong người.
Có một số ý kiến cho rằng khi trẻ bị phát ban không nên tắm bởi điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi nếu không được tắm trẻ càng cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hơn do mồ hôi tiết ra.
Thực tế cho thấy, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu phải kiêng nước, không được tắm gội. Khi đó, trẻ có thể đưa tay lên gãi ngứa, khi da không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu như mẩn đỏ, viêm da…
Các chuyên gia cho biết, tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban được coi là cách giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả. Khi tắm đúng cách sẽ giúp bệnh tiến triển tốt hơn do cơ thể được loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn bám lại trên da. Tắm còn giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái do không còn bụi bẩn, vi khuẩn nên làm giảm sự ngứa ngáy khó chịu.
Do đó, khi trẻ bị phát ban mẹ có thể lựa chọn tắm bằng nước ấm hoặc nước lá pha thêm một chút muối. Đồng thời làm theo sự chỉ dẫn chăm sóc của trẻ theo khuyến cáo của bác sĩ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi hơn.
III – Trẻ bị phát ban tắm lá gì cho mau khỏi?
Làm sạch cơ thể bằng các loại lá thảo dược là phương pháp an toàn, hiệu quả dành cho trẻ nhỏ khi bị phát ban. Nguyên nhân là do trong một số loại lá có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu mát da cho bé. Vậy, trẻ bị phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi?
1. Lá trầu không
Nếu bạn đang băn khoăn bé bị phát ban tắm là gì? Có thể tham khảo và lựa chọn lá trầu không. Theo nhiều nghiên cứu y khoa đã cho thấy loại lá này có chứa tới 85% nước được sử dụng chủ yếu trong mực đích sát trùng, tiêu viêm, tiêu đờm. Không chỉ vậy, tinh dầu lá trầu không còn có tác dụng quan trọng trong việc ức chế một số loại vi khuẩn.
Khi tắm lá trầu không sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc giảm ngứa, làm mát da và giúp những nốt phát ban giảm dần.
Cách tắm lá trầu không cho bé như sau:
– Bước 1: Lấy khoảng 10 lá trầu không mang rửa sạch rồi đun sôi với nước trong vòng 10 phút cho các tinh chất trong lá tan hết ra trong nước.
– Bước 2: Đổ nước ra chậu cho nguội rồi dùng tắm cho trẻ. Bạn nên dùng khăn mềm thấm nước rồi lau nhẹ nhàng, không nên chà sát quá mạnh sẽ khiến làn da của trẻ bị tổn thương, trầy xước.
– Bước 3: Sau khi tắm xong bạn dùng khăn mềm lau khô hết nước rồi mặc lại quần áo.
2. Lá kinh giới
Đây cũng là một trong những loại lá tắm cho trẻ bị phát ban bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Lá kinh giới có đặc tính trừ phong, ấm nóng nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh ngoài da cũng như các bệnh liên quan tới phát ban ở trẻ nói riêng.
Lá kinh giới sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai còn đang lo lắng không biết tắm là gì cho trẻ hết phát ban? Một số nghiên cứu cho thấy, tinh dầu được chiết xuất từ lá kinh giới có chứa một số thành phần như d.meton, d.limonene nên giúp sát khuẩn cũng như giảm mẩn ngứa hiệu quả.
Dùng lá kinh giới tắm cho trẻ bị phát ban.
Cách tắm cho bé như sau:
– Bước 1: Bạn rửa sạch khoảng 200g lá kinh giới rồi cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố và vắt lấy phần nước cốt.
– Bước 2: Bạn chuẩn bị 2 lít nước sạch rồi hòa với phần nước cốt vừa thu được.
– Bước 3: Bắc nồi lên bếp đổ phần nước này vào và đun sôi trong khoảng 15 phút.
– Bước 4: Đổ nước ra chậu và đợi nước ấm là có thể tắm cho bé.
!Lưu ý: Cách này không áp dụng với trẻ sơ sinh.
3. Trẻ bị phát ban tắm lá gì? Tắm cây sài đất
Lá gì tắm cho bé bị phát ban? Ngoài một số loại lá nêu trên bạn cũng có thể sử dụng cây sài đất để tắm cho trẻ. Lý do hàng đầu giúp sài đất được sử dụng phổ biến khi trẻ bị phát ban đó chính là trong loại lá này có chứa thành phần demethylwedelolactone và wedelolactone với tác dụng chống viêm, làm sạch da do phát ban và giải nhiệt.
Cách tắm cho bé như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cây sài đất và mang rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn. Đối với loại lá này bạn cần rửa sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho làn da của bé khi tắm.
– Bước 2: Cho sài đất vào nồi đun cùng với 2 lít nước. Khi sôi được 10 phút bạn tắt bếp và đổ nước ra chậu.
– Bước 3: Đợi nước ấm và bắt đầu tắm cho bé tương tự như những phương pháp nêu trên. Sau khi tắm xong bạn nên dùng khăn thấm khô nước rồi lau nhẹ nhàng. Khi tắm nên tắm từng vùng da để tránh bị lây lan nhanh.
4. Tắm lá khế cho trẻ bị phát ban
Lá khế cùng là một trong những thảo dược bạn có thể sử dụng cho bé nếu còn đang băn khoăn tắm lá gì khi bị sốt phát ban? Theo Đông y, lá khế có tính mát và tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và sát khuẩn. Vì vậy, chúng thường được sử dụng để chữa bệnh mẩn ngứa, dị ứng rôm sảy hoặc mề đay.
Ngoài ra, theo y học hiện đại, lá khế cũng có chứa nhiều thành phần như sắt, kẽm, vitamin C… rất có lợi cho các bệnh liên quan tới da liễu. Chính vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn không biết trẻ bị phát ban tắm lá gì? Thì lá khế chính là một sự lựa chọn phù hợp.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị lá khế tươi mang rửa với nước và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút để sát khuẩn, khử động.
– Bước 2: Vớt lá khế ra rồi cho vào trong nồi đun từ 5-7 phút là được.
– Bước 3: Đổ nước ra chậu, đợi nước ấm là có thể tắm cho bé.
5. Tắm lá trà xanh cho trẻ bị phát ban
Kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá trà xanh chứa thành phần polyphenol, flavonoid cùng với một số chất chống oxy hóa. Những thành phần này mang đến công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường các hoạt động miễn dịch. Đồng thời, hỗ trợ chống nhiễm trùng trên da và ngăn các bệnh ngoài da ở trẻ.
Sau vài ngày tắm nước lá trà xanh những nốt phát ban ở trẻ nhỏ sẽ mờ dần. Ngoài ra, khi tắm nước này còn giúp làm sạch và mát da hiệu quả nên được rất nhiều tin dùng.
Lá trà xanh giúp cải thiện tình trạng phát ban ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm là trà xanh rồi mang rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn cũng như giảm bớt nhựa trong lá.
– Bước 2: Vò nát lá trà xanh rồi cho vào trong nồi đun sôi khoảng 10 phút, có thể thêm một chút muối trắng để tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm.
– Bước 3: Khi nước đã sôi bạn đổ ra chậu, vớt bỏ hết phần bã rồi đợi nước nguội thì bắt đầu tắm cho bé. Bạn nên duy trì cách tắm lá này cho con khoảng 3 lần/tuần để có được hiệu quả tốt.
6. Dùng lá ngải cứu tắm cho bé bị phát ban
Trẻ bị phát ban tắm gì cho nhanh khỏi? Ngoài những loại lá nêu trên bạn cũng có thể sử dụng lá ngải cứu. Theo y học cổ truyền loại lá này có tác dụng điều trị một số bệnh liên quan tới các vấn đề ngoài da.
Trong ngải cứu có chứa một số thành phần như monoterpen và sesquiterpene, adenin, cholin. Chúng có tác dụng quan trọng trong việc kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch và loại bỏ hết những lá già, bị sâu bệnh.
– Bước 2: Cho vào nồi thêm 5 lít nước rồi đun sôi trong vòng 10 phút hoặc khi nào nhận thấy nước chuyển sang màu xanh là có thể tắt bếp.
– Bước 3: Đổ nước ra chậu vớt bỏ phần bã và thêm một vài hạt muối trắng rồi bắt đầu tắm cho bé.
7. Tắm lá nhọ nồi
Đây cũng là loại lá tắm cho trẻ bị phát ban bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Trong loại lá này có chứa một lượng lớn alcaloid, tanin cũng như tinh dầu giúp hạ sốt, làm sạch và loại bỏ được một số vi khuẩn bám trên da. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và được thư giãn hơn
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cỏ nhỏ nồi rửa sạch rồi đun nước.
– Bước 2: Đổ nước ra chậu vớt bỏ hết phần bã rồi pha thêm với nước sạch là có thể tắm cho bé. Khi tắm bạn nên thoa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh và nên tắm theo từng vị trí để các nốt phát ban nhanh chóng mờ dần đi.
8. Tắm lá tía tô
Trẻ bị phát ban tắm lá gì? Theo các chuyên gia gợi ý thì lá tía tô cũng là thảo dược mẹ có thể lựa chọn cho bé khi bị phát ban.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá tía tô có chứa tinh dầu perilla aldehyde và limonene. Chính vì vậy, chúng có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm và giúp hạ sốt nhanh chóng, an toàn.
Trẻ bị phát ban có thể đun nước lá tía tô để tắm.
Ngoài ra, tía tô có mùi hương dễ chịu nên khi tắm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đã được rửa sạch cùng với 2 lít nước đã đun ấm.
– Bước 2: Cho lá tía tô vào trong cối giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt.
– Bước 3: Bạn pha nước cốt với 2 lít nước ấm rồi sử dụng nước này để lau từng phần cơ thể của bé.
9. Tắm lá bạc hà
Nếu như bạn đang băn khoăn trẻ bị phát ban tắm lá gì? Thì gợi ý hàng đầu đó là bạc hà. Nhờ có hàm lượng tinh dầu menthol có trong loại lá này nên khi tắm cho bé sẽ giúp hạ sốt và làm mát hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà mang đi rửa sạch và để cho ráo nước.
– Bước 2: Cho lá bạc hà vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi dùng rây lọc lấy nguyên phần nước cốt.
– Bước 3: Lấy nước cốt hòa cùng 2 lít nước đun ấm rồi tắm cho bé.
IV – Cần lưu ý gì khi tắm lá cho trẻ bị phát ban?
Tắm cho bé khi bị phát ban là điều cần thiết để giữ gìn vệ sinh, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Tuy nhiên, ngoài việc tìm hiểu trẻ bị phát ban tắm lá gì? Bạn cũng nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
1. Không tắm khi trẻ bị sốt cao, có tình trạng chốc lở
Trẻ phát ban thường đi kèm với dấu hiệu sốt cao trong những ngày đầu. Do đó, bạn không nên tắm cho trẻ khi bị sốt cao, bởi điều này có thể gây nên những biến chứng khó lường. Lúc này, mẹ chỉ nên lau người cho bé để hạ sốt và uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C.
Không nên tắm nước lá khi trẻ bị sốt cao.
Ngoài ra, nếu trẻ có tình trạng chốc lở do đưa tay lên gãi khi bị phát ban bạn cũng không nên tắm nước lá cho bé. Bởi nếu tắm có thể khiến cho da của trẻ bị bội nhiễm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục tình trạng này hiệu quả và an toàn.
2. Chú ý thời gian và địa điểm tắm
Thời điểm tắm cho bé thích hợp là từ 9 đến 11 giờ hoặc 15 đến 17 giờ trong ngày. Đây là khoảng thời gian mà nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định thích hợp để tắm để tránh gặp phải tình trạng cảm lạnh.
Khi tắm nước lá bạn nên cho bé vào phòng kín gió và tắm nhanh trong khoảng 5 phút. Bạn cần hết sức lưu ý về thời gian tắm để tránh tình trạng sốc nhiệt cũng như cảm lạnh khi tắm.
3. Thử nước lá trước khi tắm
Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, đặc biệt là khi bị phát ban càng dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, bạn nên thử một lượng nước nhỏ lên vùng da của trẻ xem có vấn đề gì xảy ra hay không. Nếu nhận thấy không có triệu chứng bất thường bạn có thể tắm cho bé.
4. Sử dụng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má
Ngoài những lưu ý nêu trên, khi trẻ bị phát ban bạn cũng có thể sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má để cải thiện tình trạng bệnh. Dòng sản phẩm này hiện đang được hàng triệu mẹ tin tưởng sử dụng hiện nay.
Cải thiện tình trạng phát ban bằng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má.
Sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má được xem là giải pháp an toàn giúp làm sạch da, dưỡng ẩm cho bé. Thành phần chính của gel tắm gội là dịch chiết rau má giúp làm mát da, dịu da và ngăn ngừa rôm sảy. Ngoài ra, hoạt chất Bisabolol và chiết xuất củ gừng còn làm dịu những nốt mẩn đỏ giúp da mềm mại và mịn màng hơn. Bạn dùng sản phẩm này để tắm gội hàng ngày cho bé.
Sau khi tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má xong bạn dùng kem Yoosun Rau má thoa lên vùng da nổi phát ban. Sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ bảng thành phần lành tính như dịch chiết rau má, Chlorhexidine, D-panthenol, vitamin E và đặc biệt không chứa corticoid, paraben… Kem Yoosun Rau má mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như làm dịu nốt mẩn đỏ do phát ban gây nên. Ngoài ra, dòng kem này còn giúp cải thiện tình trạng rôm sảy, hăm da, côn trùng cắn,… hiệu quả.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ bị phát ban tắm là gì cho nhanh khỏi? Nếu bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của Đại Bắc Care qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm: