Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa xuân khiến trẻ nổi mụn nước khắp người, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí sốt và biếng ăn. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều cha mẹ thường kết hợp thêm việc tắm lá để giúp trẻ nhanh khỏi, thoải mái. Trẻ bị thủy đậu tắm lá gì an toàn, hôm nay hãy cùng Daibaccare tìm hiểu ngay!
1. Trẻ bị thủy đậu có nên tắm không?
Trái với suy nghĩ sai lầm rằng trẻ bị thủy đậu cần kiêng nước, kiêng gió, không nên tắm… vì sẽ khiến nốt thủy đậu bị nhiễm trùng, vỡ ra và lây lan khắp người. Ngược lại, việc tắm rửa nhẹ nhàng, đúng cách khi bé bị thủy đậu thực sự cần thiết để:
- Làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng da
- Làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
- Giúp trẻ dễ chịu hơn, ăn ngủ tốt hơn
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không chà xát mạnh hay làm vỡ các mụn nước khi tắm cho trẻ. Ngoài ra, nên lựa chọn các loại lá có tính kháng viêm, dịu da, nấu nước tắm đúng cách và tuân thủ nguyên tắc vệ sinh nghiêm ngặt.
2. Trẻ bị thủy đậu tắm lá gì? Top 5 loại lá tắm an toàn và hiệu quả cho bệnh nhanh khỏi
2.1. Lá kinh giới (Elsholtzia ciliata)
Theo nhiều nghiên cứu, lá kinh giới có chứa các hợp chất essential oils (tinh dầu) như Menthone, Limonene, D-Limonene, có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và làm mát da. Dân gian còn tin rằng kinh giới có tác dụng giải độc qua da, giúp da bé dễ phục hồi hơn.
Cụ thể, tắm lá kinh giới khi trẻ bị thủy đậu giúp:
- Làm sạch da nhẹ nhàng, hỗ trợ diệt khuẩn vùng da tổn thương
- Giảm ngứa, làm dịu các mụn nước
- Thúc đẩy làm khô nhanh các nốt phỏng, từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn
Đặc biệt phù hợp khi bé đang trong giai đoạn nổi rộp mụn nước nhưng chưa vỡ, ngứa nhiều khiến bé khó chịu.
Cách dùng:
- Dùng khoảng 1 nắm lá kinh giới (30–50g), rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút
- Đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
- Pha loãng nước tắm với nước ấm, dùng để tắm cho trẻ
2.2. Lá trà xanh (Camellia sinensis)
Trà xanh chứa polyphenol, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ môi trường.
Bên cạnh đó, lá chè xanh cũng chứa catechin và phenol có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trên làn da trẻ, là một trong những loại lá được khuyên dùng khi trẻ bị rôm sảy, ghẻ nước hoặc các bệnh ngoài da khác.
Cách dùng:
- Dùng khoảng 50g lá trà xanh tươi, rửa kỹ với nước, loại bỏ lá sâu, héo
- Đun sôi với 1.5 – 2 lít nước trong 10 phút, có thể thêm chút muối để tăng khả năng diệt khuẩn
- Để nguội còn ấm rồi tắm cho bé. Hoặc nếu không có điều kiện tắm, cha mẹ có thể dùng khăn mềm thấm nước lau nhẹ lên vùng da có mụn nước để trẻ cảm thấy dễ chịu và bệnh nhanh khỏi.
2.3. Lá sài đất (Wedelia calendulacea)
Lá sài đất chứa các hợp chất như wedelolactone, saponin, flavonoid… giúp giảm viêm, hạn chế nhiễm trùng da, đây là điều rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.
Theo nghiên cứu có tên Wedelolactone facilitates Ser/Thr phosphorylation of NLRP3 dependent on PKA signalling to block inflammasome activation and pyroptosis được đăng tải trên ResearchGate – nền tảng nghiên cứu và khoa học trực tuyến hàng đầu Châu Âu cho biết, Wedelolactone ức chế enzym 5-lipoxygenase và NF-κB, từ đó giảm sản xuất các cytokine gây viêm. Nhờ vậy lá sài đất có khả năng giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành da khi trẻ bị thủy đậu tuyệt vời.
Tại Việt Nam, Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã ghi nhận tác dụng kháng viêm, giải nhiệt, giải độc của sài đất, rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu…
Cách dùng:
- Rửa sạch 1 nắm lá sài đất, giã nát hoặc cắt nhỏ
- Đun sôi cùng 2 – 3 lít nước trong 10–15 phút
- Lọc lấy nước, pha với nước ấm để tắm
2.4. Lá và quả khổ qua (Momordica charantia)
Khổ qua rất giàu vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Chiết xuất từ khổ qua cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Vậy nên lá khổ qua cũng là lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi trẻ bị thủy đậu tắm lá gì, đặc biệt phù hợp nếu bé bị nổi mụn nước dày đặc hoặc da bị đỏ nhiều.
Cách dùng:
- Dùng 2 quả khổ qua rửa sạch, cắt lát hoặc xay nhuyễn cùng 1 nắm lá khổ qua
- Đun với 2 lít nước, lọc bỏ bã
- Pha nước tắm ấm cho trẻ
2.5. Lá tía tô (Perilla frutescens)
Tía tô được biết đến là “kháng sinh tự nhiên” cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, lá tía tô chứa luteolin, một flavonoid có đặc tính chống viêm và chống dị ứng mạnh mẽ. Vì vậy, chiết xuất từ lá tía tô giúp giảm ngứa và viêm da, hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh ngoài da.
Đối với trẻ bị thủy đậu, tắm lá tía tô có công dụng giải độc, chống viêm, sát khuẩn nhẹ và làm dịu cơn ngứa do thủy đậu gây ra.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 50g lá tía tô, rửa sạch, ngâm muối loãng
- Đun nước lá trong 10 phút
- Lọc lấy nước để tắm hoặc lau người cho trẻ
Việc sử dụng các loại lá trên để tắm cho trẻ bị thủy đậu không chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian mà còn được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học hiện đại. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.
3. Hướng dẫn cách tắm lá an toàn cho trẻ bị thủy đậu
Để phát huy hiệu quả của các loại lá tắm, cha mẹ cần lưu ý:
- Chuẩn bị lá tắm: Rửa sạch lá, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Lưu ý lựa chọn lá còn tươi, không bị dập nát
- Nấu nước lá: Đun lá với nước sôi trong ít nhất 10 phút để giải phóng hoạt chất. Sau đó lọc bỏ bã để tránh lá dính vào da gây kích ứng
- Pha nước tắm: Pha loãng nước lá với nước ấm (nhiệt độ khoảng 37°C). Lưu ý cần kiểm tra nhiệt độ bằng tay trước khi tắm để tránh trường hợp nước quá nóng hoặc quá lạnh
- Tắm đúng cách: Dùng gáo, cốc hoặc khăn mềm dội nhẹ nước lên người bé. Cần chú ý không chà xát hay làm vỡ các nốt mụn nước. Sau đó lau khô người bé bằng khăn mềm, sạch, không xoa mạnh
- Thoa thuốc: Sau khi tắm và lau khô, cha mẹ hãy thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế
4. Những việc nên làm để trẻ nhanh khỏi thủy đậu
Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị thủy đậu tắm lá gì, cha mẹ cũng cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ khác để giúp bé nhanh hồi phục. Daibaccare gợi ý cha mẹ nên:
4.1. Cách ly và giữ vệ sinh
- Cách ly bé khỏi những người chưa từng mắc thủy đậu
- Thường xuyên thay quần áo sạch, giữ tay chân bé sạch sẽ
- Vệ sinh đồ chơi, chăn ga gối thường xuyên
4.2. Chế độ ăn uống
Nhiều cha mẹ quan niệm khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng tanh, kiêng chua… để tránh trường hợp trẻ ngứa nhiều, bệnh lâu khỏi.
Thực tế, cha mẹ nên cho bé ăn thực phẩm đa dạng, đủ chất, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp tăng cường rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc dễ gây dị ứng.
4.3. Mặc quần áo thoáng mát
Khi bị thủy đậu, việc mặc quá kín để tránh gió là sai lầm. Cha mẹ nên mặc những bộ quần áo cotton mỏng, rộng, thấm hút mồ hôi tốt và chỉ cần tránh mặc đồ quá bó sát gây cọ xát vào mụn nước
4.4. Theo dõi triệu chứng và đưa trẻ đi khám
Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu trẻ bị thủy đậu, cha mẹ vẫn cần phải theo dõi sát biểu hiện sốt cao, mụn nước bị vỡ, mưng mủ… và lập tức đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bội nhiễm, sốt kéo dài trên 3 ngày
Kết luận
Tắm lá là một biện pháp hỗ trợ rất hữu ích giúp trẻ bị thủy đậu giảm ngứa, làm dịu da và phòng tránh biến chứng. Với câu hỏi “trẻ bị thủy đậu tắm lá gì”, cha mẹ có thể lựa chọn lá kinh giới, trà xanh, sài đất, khổ qua hoặc tía tô – đều là những loại lá an toàn và dễ kiếm. Cùng với đó, cha mẹ cần kết hợp với chế độ chăm sóc toàn diện và theo dõi sức khỏe bé sát sao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngại gửi câu hỏi để được Daibaccare tư vấn và hỗ trợ nhé!