Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Thiếu Máu Thiếu Sắt ICD 10 Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới do có tỷ lệ mắc phải tương đối cao, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở một số quốc gia trên Thế giới. Nhưng bạn đã từng nghe qua thiếu máu thiếu sắt ICD 10 chưa? Nó là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

I – Thiếu máu thiếu sắt là gì? Có biểu hiện ra sao?

Thiếu máu thiếu sắt là hậu quả của việc cơ thể không có đủ sắt để sản xuất hemoglobin do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hemoglobin là một chất quan trọng để vận chuyển oxy, và khi tế bào hồng cầu bị ít hoặc không có đủ hemoglobin, sẽ dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể.

Quá trình phát triển thiếu sắt diễn ra qua các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, nhu cầu sắt vượt quá khả năng bổ sung, dẫn đến giảm lượng sắt dự trữ trong tủy xương. Khi dự trữ sắt giảm, quá trình hấp thu sắt được kích hoạt để bù đắp. Ở giai đoạn sau, thiếu sắt ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hồng cầu, cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu máu.

thiếu máu thiếu sắt icd 10Thiếu máu thiếu sắt ICD 10 là gì?

Khi bị thiếu máu thiếu sắt, các biểu hiện trên lâm sàng sẽ tiến triển qua 3 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn 1: Lượng sắt dự trữ giảm, nhưng chưa gây ra thiếu máu. Người bệnh thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.

– Giai đoạn 2: Sắt dự trữ đã cạn kiệt và sắt không được vận chuyển đủ. Mặc dù chưa xuất hiện biểu hiện rõ ràng của thiếu máu, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của thiếu sắt như mất tập trung, mệt mỏi…

– Giai đoạn 3: Đã có dấu hiệu của cả thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không được phân biệt rõ ràng.

Triệu chứng cơ năng bao gồm mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.

Triệu chứng thực thể có thể thấy là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt và mòn gai lưỡi, lông tóc mỏng và khô dễ gãy.

II – Thiếu máu thiếu sắt ICD 10 có nghĩa là gì?

Để các công tác quản lý những vấn đề bệnh lý bao gồm: thu thập, và lưu trữ số liệu thống kê, phân tích đánh giá và so sánh mô hình bệnh tật ở các quốc gia,… trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời giúp các công tác chăm sóc y tế, xây dựng các chương trình y tế can thiệp, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực,… diễn ra hiệu quả

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng và ban hành bảng phân loại ICD chứa các bệnh lý được khái quát bằng các mã hóa, mỗi bệnh lý tương ứng với 1 mã riêng biệt. Bảng phân loại được sử dụng chung cho ngành Y tế Thế giới, bao gồm cả Việt Nam. ICD 10 là phiên bản cập nhật mới nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Trong bảng phân loại ICD 10, thiếu máu thiếu sắt “chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch”, mục “Bệnh thiếu máu dinh dưỡng” và có mã là D50.

III – Đối tượng nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt ICD 10?

Những đối tượng có nguy cơ dễ bị thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

– Người có nguy cơ thiếu máu bao gồm những người không có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin B12 và folate;

– Những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng, như bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính) và bệnh Celiac (không dung nạp gluten);

– Phụ nữ đang bị cường kinh, rong kinh dẫn đến mất máu nhiều trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt;

– Phụ nữ mang thai nhưng không dùng bổ sung vitamin tổng hợp có axit folic và sắt;

Đối tượng nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt mã icd 10Những đối tượng dễ bị thiếu máu thiếu sắt ICD 10

– Những người đang mắc các bệnh mạn tính bao gồm suy thận, ung thư, tiểu đường,…;

– Mất máu do rỉ rả từ vết loét hoặc từ các vết thương hở khác ở trên cơ thể;

– Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý thiếu máu, nhất là thiếu máu hồng cầu hình liềm;

– Các trường hợp khác như người có tiền sử nhiễm trùng, có bệnh về máu, có bệnh tự miễn, lạm dụng rượu, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và người đang sử dụng một số loại thuốc có tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu;

– Những người trên 65 tuổi (do ăn ít, không cung cấp đủ sắt qua chế độ ăn) và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn trưởng thành (do lượng sắt dự trữ được sử dụng nhanh hơn để phục vụ quá trình phát triển)

IV – Thiếu máu thiếu sắt mã ICD 10 có thể gây ra những biến chứng gì?

Tình trạng thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt nói riêng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Các biến chứng của thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

1. Cơ thể bị suy nhược

Thiếu máu thiếu sắt mã ICD 10 xảy ra khi cơ thể thiếu hụt lượng sắt cần thiết. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất huyết sắc tố, một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, giúp hấp thụ và vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì thế thiếu sắt có thể dẫn đến suy nhược, cảm thấy khó thở và mệt mỏi do cơ chế này bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, thiếu sắt cũng có thể gây đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu ở phụ nữ, do sắt tham gia vào việc duy trì hoạt động ổn định của các chất hóa học trong não như serotonin, dopamine, norepinephrine… Sự thiếu hụt sắt có thể gây ra mất cân bằng hormone, góp phần vào triệu chứng đau đầu.

2. Các vấn đề liên quan tới tim mạch

Nếu không điều trị, thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim và áp lực lớn hơn đối với hoạt động tim. Khi hồng cầu không đủ, tim phải hoạt động nhanh hơn để bơm đủ oxy đến từng cơ quan. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nguy cơ cao hơn về tổn thương tim, dẫn đến phì đại hoặc suy tim nghiêm trọng.

biến chứng của thiếu máu thiếu sắt mã icd 10Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn tới các bệnh lý tim mạch

3. Suy yếu hệ thống miễn dịch

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống miễn dịch để chống lại các bệnh như cúm và cảm lạnh,… Đặc biệt, lympho T, một loại tế bào miễn dịch, cần được cung cấp đủ sắt để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Khi thiếu máu sắt, chức năng miễn dịch sẽ giảm sút và cơ thể dễ mắc nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, việc thiếu sắt cũng có thể làm giảm khả năng cơ thể phản ứng với vắc-xin sau khi tiêm, làm giảm hiệu quả của vắc-xin đối với cơ thể.

4. Biến chứng ở phụ nữ khi mang thai

Thống kê cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là khá phổ biến, chiếm gần 50% số trường hợp sản phụ. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, khó tập trung và trầm cảm sau sinh, cùng với sự giảm lượng sữa mẹ sau sinh. Thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, gây tăng nguy cơ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, và nguy cơ tử vong trước hoặc sau khi sinh.

Việc không điều trị thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc kiểm tra định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng.

5. Chậm phát triển ở trẻ em

Trẻ sinh non và nhẹ cân thường có nguy cơ phát triển chậm do ít sắt trong cơ thể. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ khác khi gặp các yếu tố nguy cơ như dinh dưỡng kém, uống quá nhiều sữa bò, sử dụng sữa công thức thiếu sắt, hoặc bú sữa mẹ nhưng không bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt sau khi trẻ được 4-6 tháng tuổi.

Thiếu máu thiếu sắt cũng có thể gây ra các vấn đề như chậm nói, chậm phát triển vận động và các vấn đề về hành vi, tương tác xã hội và khả năng tập trung. Đồng thời, nó cũng tăng nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về trí tuệ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

thiếu máu thiếu sắt icd 10 gây biến chứng gìThiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và trẻ em

6. Trầm cảm

Thiếu máu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, thèm ăn kém, giảm năng suất lao động, suy giảm ham muốn tình dục, gặp vấn đề về giấc ngủ,… điều này có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai cũng có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm sau sinh, đặc biệt là trong vòng một năm đầu.

7. Nguy cơ tử vong

Những biến chứng nghiêm trọng của thiếu máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, gồm suy tim, nhồi máu não và nhồi máu cơ tim.

V – Thiếu máu thiếu sắt ICD 10 nên bổ sung những dưỡng chất gì?

Để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng. Bởi đây không chỉ là một phương pháp hiệu quả giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt mà còn rất đơn giản, dễ thực hiện.

Bên cạnh việc bổ sung sắt là yếu tố quan trọng nhất, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác để thúc đẩy khả năng hấp thu sắt (vitamin C,…) và bổ máu cho cơ thể như vitamin B9, vitamin B12 và protein,…

1. Thực phẩm giàu sắt

Sắt và protein cùng nhau tạo ra huyết sắc tố, vận chuyển oxy và CO2, đồng thời tham gia vào thành phần của các enzyme oxy hóa khử. Sắt trong cơ thể phụ thuộc vào cả lượng sắt cung cấp từ khẩu phần ăn uống, khả năng hấp thụ, dự trữ và tiết ra. Các nghiên cứu đánh giá cho thấy khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 30 – 50% nhu cầu sắt.

Để bổ sung sắt cho người thiếu máu, bạn có thể cân nhắc các thực phẩm giàu sắt như bơ đậu phộng, đậu xanh, bông cải xanh, nho khô, rau xanh sậm màu, quả chà là, quả sung, đậu nành, gan, thịt, cá, trứng… Ngoài ra, người bị thiếu máu do thiếu sắt cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sự hấp thu sắt. Vitamin này phong phú trong cam, chanh, ổi, kiwi, cà chua, bông cải xanh,…

Thiếu máu thiếu sắt icd 10 nên ăn gìCác thực phẩm giàu sắt

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Mặc dù sắt là một loại khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng khả năng cơ thể hấp thu được hàm lượng sắt đó lại tương đối thấp, khoảng 5 – 10% sắt từ thực vật và khoảng 10 – 15% sắt từ động vật.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C trong bữa ăn có thể tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 67%. Do đó, người bị thiếu máu thiếu sắt nên uống nước cam quýt hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C khác trong khi ăn các thực phẩm giàu sắt để có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

3. Thực phẩm giàu vitamin B9 (Acid folic)

Vitamin B9 (hay còn gọi là acid folic) là một loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất huyết sắc tố. Cơ thể sử dụng axit folic để hợp thành heme – một phần của huyết sắc tố cần thiết để vận chuyển oxy. Thiếu axit folic có thể dẫn đến tế bào hồng cầu không phát triển đầy đủ, gây ra chứng thiếu máu do thiếu axit folic và làm giảm huyết sắc tố.

Khi cần bổ sung thêm vào chế độ ăn để cải thiện tình trạng thiếu máu, người bệnh có thể tăng cường thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, trứng cá, gan, măng tây, rau bina, thịt bò, đậu phộng, bơ, rau diếp cá… Những thực phẩm này sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong điều trị thiếu máu.

thiếu máu thiếu sắt mã icd 10 nên ăn gìBổ sung thực phẩm giàu acid folic để cải thiện thiếu máu

4. Thực phẩm giàu protein 

Protein là một thành phần cơ bản của vật chất sống và không thể thiếu trong cấu trúc tế bào. Nó cũng tham gia vào điều hòa chuyển hóa và duy trì cân bằng dịch thể. Quá trình hình thành hemoglobin (huyết sắc tố) không thể thiếu sự hợp tác giữa sắt và protein. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ màng tế bào hoặc thành ruột vào máu và từ đó đi đến các mô khác trong cơ thể.

Để bổ sung protein cho người thiếu máu, bạn có thể tích cực ăn các thực phẩm giàu protein động vật như thủy hải sản, tôm, cua, cá, thịt, trứng, sữa… Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm protein từ thực vật qua đậu tương, đậu xanh, vừng lạc… Đây là những phương án hữu ích giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

5. Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, phân chia tế bào, phát triển và myelin hóa sợi thần kinh. Sự sản xuất tế bào máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cơ thể thiếu vitamin này, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Đặc biệt, vitamin B12 là một dưỡng chất mà cơ thể không tự sản xuất được, chỉ có thể cung cấp từ khẩu phần ăn uống và thực phẩm bổ sung. Do đó, khi hỏi về chế độ ăn bổ sung cho người bị thiếu máu, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B12 như trứng, gan động vật, ngao, cá mòi, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa…

thiếu sắt icd 10 nên bổ sung gìCải thiện thiếu máu bằng việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12

VI – Người bị thiếu máu thiếu sắt mã ICD 10 có nên bổ sung thêm sắt bằng các loại thực phẩm bổ sung không?

Bên cạnh việc bổ sung sắt từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày, nếu bị thiếu máu thiếu sắt ICD 10, bạn nên bổ sung thêm sắt từ các loại thực phẩm bổ sung khác như viên uống bổ sung sắt. Bởi dù có bổ sung đủ ngày 3 bữa các nhóm thực phẩm trên thì bạn vẫn không thể cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết theo khuyến cáo vì lượng dưỡng chất, nhất là lượng sắt mà cơ thể hấp thu được qua khẩu phần ăn là tương đối thấp.

Nếu phân vân không biết nên chọn thực phẩm bổ sung sắt nào để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể tham khảo sử dụng viên uống Ausfebis, viên uống bổ sung sắt hữu cơ được nhập khẩu nguyên hộp từ Úc bởi Công ty TNHH Đại Bắc.

Người bị thiếu máu thiếu sắt icd 10 nên bổ sung gì Viên uống bổ sung sắt 3 trong 1 Ausfebis (*)

Viên uống Ausfebis là lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho những trường hợp người bệnh bị thiếu máu thiếu sắt mã ICD 10 nhờ 3 ưu điểm nổi trội:

Chứa thành phần sắt hữu cơ bisglycinate, mang tới khả năng hấp thu cao do có thể hòa tan tốt tại pH sinh lý của cơ thể, đồng thời ít bị ảnh hưởng thức ăn cũng như dịch dạ dày. Kết hợp thêm vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể, từ đó hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi, táo bón,…

Có bổ sung thêm thành phần vitamin B9 (acid folic) giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.

Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

VII – Một số lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt cho người bệnh thiếu máu thiếu sắt ICD 10

Ngoài việc tìm hiểu việc cần bổ sung dưỡng chất gì trong trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt ICD 10, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số điều để áp dụng vào chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, bao gồm:

– Không nên uống canxi cùng lúc với sắt vì liều lượng canxi từ 300mg trở lên sẽ làm quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bị cản trở. Đây là điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt. Cần chú ý đến liều lượng và thời điểm uống để hạn chế tác dụng phụ do hai chất này cạnh tranh với nhau trong quá trình hấp thu.

– Tránh uống trà và cà phê khi ăn các món bổ máu để không làm giảm sự hấp thu sắt do polyphenol có trong các thức uống này.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa gluten như lúa mạch đen, mì ống,… vì có thể gây tổn thương thành ruột và đồng thời cản trở quá trình hấp thu sắt.

– Giảm lượng thực phẩm có axit oxalic trong khẩu phần để tránh nguy cơ phản ứng với canxi trong máu và hình thành kết tủa oxalat canxi.

– Trong trường hợp uống bổ sung sắt bằng các thực phẩm bổ sung, nên uống khi đang đói vì sắt được hấp thu tốt nhất trong tình trạng này. Việc ăn cùng lúc với các thực phẩm bổ sung sẽ làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt.

Vì thế, để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên uống sắt trước hoặc sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. Hãy uống đủ nước, ít nhất nửa cốc nước khi uống thuốc và tránh nhai viên thuốc khi uống (nếu thuốc là dạng viên).

– Thường xuyên luyện tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… để rèn luyện thể chất, đồng thời tăng cường sản sinh hồng cầu. Trong quá trình luyện tập, nhu cầu oxy của cơ thể và não bộ gia tăng, từ đó kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu nhiều hơn.

Có thể thấy, nếu không được phát hiện sớm và kịp thời can thiệp, thiếu máu thiếu sắt ICD 10 sẽ dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Hy vọng với hai phương pháp bổ sung sắt và các dưỡng chất bổ máu được đề cập ở trên, bạn đọc sẽ chọn được cách cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt nếu đang gặp phải. Đừng ngần ngại liên hệ với Dược sĩ của Đại Bắc qua số 1800 1125 (miễn phí cước) để nhận tư vấn và giải đáp cho các vấn đề sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới.

Uống sắt quá liều có sao không? Triệu

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất nhiều người biết tới.

Loadding...