Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Thiếu sắt có nguy hiểm không? Làm sao để phòng ngừa?

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Vậy khi cơ thể thiếu sắt có nguy hiểm không? Nên ngăn ngừa tình trạng này bằng cách nào. Nếu bạn cũng đang băn khoăn tới vấn đề này hãy cùng Đại Bắc Care tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

I – Tổng quan về tình trạng thiếu sắt

Sắt có nhiều vai trò đối với chức năng của cơ thể, chúng tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Đồng thời tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ, tham gia chuỗi vận chuyển điện tử để tạo năng lượng trong hầu hết những loại tế bào.

Thiếu sắt được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thiếu máu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi.

Thiếu sắt dẫn đến bệnh gìThiếu sắt khiến cho tóc rụng nhiều.

Cơ thể bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: Do ăn uống thiếu chất, mất máu nhiều, kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều, do giảm khả năng hấp thụ sắt….

Khi bị thiếu máu cơ thể thường gặp phải một số triệu chứng như: Mệt mỏi, da xanh xao, rụng nhiều tóc, móng giòn và có hình thìa, gặp phải hội chứng chân không yên, tim đập nhanh và thở dốc ngay cả khi đi bộ hoặc leo cầu thang… Những dấu hiệu này có xu hướng tăng lên khi tình trạng thiếu sắt trở nên trầm trọng.

II – Thiếu sắt có nguy hiểm không? Hậu quả của thiếu sắt 

Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi tỷ lệ thiếu sắt, thiếu máu thiếu sắt hiện nay trong cộng đồng vẫn ở mức cao. Hiểu được những hậu quả của việc thiếu sắt đối với sức khỏe sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa vi chất này.

Thiếu sắt gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe theo mức độ khác nhau tùy vào tình trạng thiếu hụt. Khi thiếu sắt kéo dài, nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở phụ nữ có thai hay những người có các chứng bệnh liên quan tới hô hấp, tim mạch. Cụ thể như:

1. Thiếu máu do thiếu sắt

Nếu bạn đang băn khoăn thiếu sắt dẫn đến bệnh gì? Thì đây chính là câu trả lời rõ ràng. Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi người bệnh không có đủ lượng sắt cần thiết trong cơ thể. Đây là dạng thiếu máu phổ biến thường gặp.

Sắt là thành tố quan trọng tạo nên các huyết sắc tố hemoglobin của tế bào máu. Do đó, nếu như cơ thể không được cung cấp đủ sắt sẽ làm gián đoạn hoạt động sản sinh huyết sắc tố. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là đối tượng trẻ em có tốc độ phát triển nhanh nên cơ thể cần có lượng máu nhiều hơn bình thường.

thiếu sắt cơ thể sẽ như thế nàoThiếu sắt là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu.

Người bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ hoặc ở mức độ trung bình có thể không gặp phải dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt nặng có thể gặp phải một số dấu hiệu như khó thở, mệt mỏi, choáng váng, cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh…

Thiếu máu do thiếu sắt có nguy hiểm không? Bệnh thiếu máu do thiếu sắt nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn và dẫn tới các vấn đề liên quan tới sức khỏe như: Tim đập nhanh, suy tim mẹ mang bầu bị thiếu sắt có liên quan tới sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân,… Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung sắt theo đúng khuyến nghị của bác sĩ để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.

2. Hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy yếu, giảm khả năng sinh sản

Bị thiếu sắt có nguy hiểm không? Khi cơ thể thiếu sắt không chỉ có nguy cơ bị thiếu máu mà còn khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hơn bình thường.
Sắt là yếu tố cần thiết cho sự tăng sinh và trưởng thành của tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các tác nhân lạ xâm nhập.

Việc cơ thể bị thiếu sắt khiến hệ miễn dịch bị suy giảm là điều khó tránh khỏi khi mà hàng rào bảo vệ cơ thể bị giảm. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong cơ thể quá thấp cũng khiến cho cơ thể không tạo nên phản ứng miễn dịch với một số loại vắc xin khi tiêm.

Thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc chứng thiếu máu, thiếu sắt có tỷ lệ vô sinh cao hơn bình thường. Không chỉ vậy, phụ nữ khi mang thai bị thiếu máu còn có nguy cơ sảy thai cao. Đây chính là câu trả lời cho những ai còn đang băn khoăn thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào?

3. Thiếu sắt gây khó thở, tim đập nhanh

Tim đập nhanh gây mệt mỏi, căng thẳng cũng là một trong những thay đổi cho thấy thiếu sắt cơ thể sẽ như thế nào? Hemoglobin được tạo thành bởi nhân hem có chứa sắt và globin có trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô.

Thiếu hụt sắt dẫn đến giảm tổng hợp hemoglobin, điều này cũng đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, dẫn tới tình trạng khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… Hệ quả là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp.

Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nàoThiếu sắt khiến nhiều người cảm thấy khó thở.

Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu sắt cũng sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn để có thể cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.

Thiếu sắt gây khó thở, tim đập nhanh được xem là một trong những biểu hiện nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Nếu không người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng to tim, suy tim và suy phổi.

4. Chậm phát triển ở trẻ nhỏ

Chậm phát triển ở trẻ nhỏ cũng có thể là một trong những hậu quả của thiếu sắt. Trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân có nguy cơ cao chậm phát triển do lượng sắt dự trữ trong cơ thể thấp.

Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở những trẻ khác nếu như có các yếu tố nguy cơ gây biến chứng thiếu máu thiếu sắt như: Uống quá nhiều sữa nhưng không ăn nhiều thực phẩm giàu sắt sau 6 tháng tuổi, uống sữa công thức chứa ít sắt…

Thiếu máu có thể khiến cho trẻ bị chậm nói hoặc chậm vận động cũng như gặp phải các vấn đề về tương tác, hành vi, mức độ tập trung. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc thiểu năng trí tuệ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

5. Thiếu sắt gây rụng tóc, yếu móng

Thiếu sắt có nguy hiểm không? Ngoài những tác hại nêu trên một số người còn gặp phải tình trạng rụng tóc và bong móng. Theo các chuyên gia, thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu và điều này khiến cho da người bệnh bị nhăn nheo, móng tay mỏng dần và tóc dễ rụng hơn.

Thiếu máu thiếu sắt khiến chân tóc trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương do thiếu những chất dinh dưỡng dẫn tới hiện tượng rụng tóc.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu máu còn khiến cho móng tay giòn, dễ gãy và có hình thìa. Tuy nhiên, hiện tượng này thường chỉ gặp ở những người bị thiếu sắt nặng và khá hiếm thấy.

6. Thiếu sắt có nguy hiểm không? Gây giảm trí nhớ

Giảm trí nhớ và trí thông minh cũng là một trong những hậu quả mà bạn nên biết khi cơ thể bị thiếu sắt. Nhiều nhà khoa học đã thực hiện những nghiên cứu và chứng minh được tình trạng thiếu sắt khi diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn tới việc suy giảm trí nhớ. Đồng thời, ảnh hưởng tới khả năng tư duy và trí thông minh ở con người.

Hậu quả của thiếu sắt Suy giảm trí nhớ là hậu quả khi thiếu sắt kéo dài.

Trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng dễ bị tác động và gặp phải tình trạng này đặc biệt là khi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu sắt cũng thường xảy ra ở những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc có kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu.

7. Thiếu sắt gây biến chứng khi mang thai

Thiếu sắt khi mang thai là tình trạng mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải, chiếm gần 50% các sản phụ. Trong quá trình mang bầu, nhu cầu cơ thể cần nhiều sắt hơn bình thường để đáp ứng quá trình tạo máu tăng lên.

Khi mẹ bầu bị thiếu sắt thường gặp phải một số dấu hiệu như: mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, da xanh xao, khó tập trung, lượng sữa mẹ giảm sau sinh…

Không chỉ vậy, thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây nên những tác hại đến thai nhi và trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, tăng nguy cơ tử vong ngay hoặc trước, sau khi sinh…

Thiếu máu thiếu sắt không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé. Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ là yếu tố rất quan trọng, ngay cả khi cơ thể không có triệu chứng.

8. Cơ thể bị suy nhược

Thiếu sắt sẽ gây hậu quả gì? Đau đầu, hoa mắt, tập trung kém là hiểu hiện cơ thể bị suy nhược khi thiếu sắt. Não bộ không nhận đủ lượng oxy cần thiết do cơ thể thiếu sắt sẽ làm tăng áp lực đối với mạch máu trong não và gây đau đầu, đau nửa đầu. Tình trạng này thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ.

Thiếu sắt gây ra hậu quả gìThiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu.

Bên cạnh đó, khi thiếu máu thiếu sắt kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Người bệnh ăn uống không ngon miệng, giảm năng suất lao động, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục… Từ đó có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm.

III – Làm sao để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt?

Với những thông tin đề cập phần trên chắc hẳn đã giúp bạn phần nào biết được thiếu sắt sẽ bị bệnh gì? Vì vậy, bạn nên chủ động tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa và bổ sung sắt đúng cách cho cơ thể.

Để tránh tình trạng thiếu sắt, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn, có thể kết hợp bổ sung thêm viên uống sắt nếu cần thiết.

1. Bổ sung sắt bằng thực phẩm

Nếu như muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt bạn cần bổ sung sắt bằng các thực phẩm qua các bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, rau màu xanh đậm, đậu đỗ và các loại hạt, quả nho, việt quất, lựu, dâu tây

Đồng thời, bổ sung thêm các thực phẩm giúp hấp thụ sắt tốt như các loại quả chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, quýt…Bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của mình.

2. Bổ sung viên uống sắt

Sắt là khoáng chất khó hấp thu, vì vậy nếu chỉ cung cấp sắt từ thực phẩm chưa hẳn đã đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là những người ăn chay, những người có nhu cầu sắt tăng cao, như: phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ em đang phát triển, người đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hoặc là những người mắc các bệnh lý đường tiêu hoá khiến khả năng hấp thu sắt giảm… Lúc này, việc bổ sung viên uống sắt là điều cần thiết.

Bị thiếu sắt sẽ bị bệnh gìBổ sung viên uống Ausfebis để tránh tình trạng thiếu sắt.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sắt khác nhau, trong đó viên uống bổ sung sắt Ausfebis đã và đang được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng. Viên uống Ausfebis giúp bổ sung sắt và axit folic và vitamin C cho cơ thể giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Viên uống bổ sung sắt Ausfebis được đánh giá cao bởi dễ hấp thụ, hạn chế tác dụng phụ khi dùng sắt và có thể sử dụng cả trong hoặc sau bữa ăn mà không lo làm giảm hấp thu của sắt.

Bạn nên bổ sung viên sắt theo đúng liều lượng được khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ. Ngoài ra, nên uống khi đói và bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt,. Tránh sử dụng sắt cùng với canxi trong cùng một thời điểm.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi thiếu sắt có nguy hiểm không? Ngoài bệnh thiếu máu, thiếu sắt còn gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tim đập nhanh, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai… Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động tìm các biện pháp chống thiếu sắt.

Nếu như bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí) để được tư vấn cụ thể.

Top kem chống nắng cho da nhạy cảm

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng.

Top 10 kem dưỡng ẩm cho da nhạy

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng.

Bà bầu có nên đi Spa chăm sóc

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng.

Gợi ý 30 Món quà tặng bà bầu

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng.

Tại sao phải dùng kem chống nắng vật

Sắt là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng.

Loadding...