Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Nguyên nhân uống sắt bị đau dạ dày và cách xử lý

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ bảo vệ và duy trì sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, do quá trình hấp thu tại hệ thống tiêu quá của chất này mà vẫn có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề uống sắt bị đau dạ dày hay không? Để có được câu trả lời chính xác cho vấn đề này, cũng như nắm rõ cách bổ sung sắt một cách khoa học, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Đại Bắc Care!

I – Sắt chuyển hóa như thế nào khi vào bên trong cơ thể?

Để trả lời câu hỏi “Uống sắt bị đau dạ dày hay không?” trước tiên ta cần tìm hiểu quá trình sắt chuyển hóa khi vào bên trong cơ thể như thế nào, liệu nó có mối liên hệ hay ảnh hưởng gì tới đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng hay không?

Sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe con người. Mặc dù quá trình hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày, nhưng phần lớn quá trình lại diễn ra ở ruột non, đặc biệt là ở hành tá tràng, và giảm dần khi tiến vào đoạn đầu của ruột non.

Uống sắt bị đau dạ dàyQuá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể

Khi vào tá tràng, trạng thái vật lý của sắt có tác động đáng kể đến khả năng hấp thu của nó. Để sắt được hấp thu hiệu quả, một loạt các phản ứng hóa học sẽ xảy ra để chuyển đổi sắt từ dạng ferric Fe3+ sang dạng ferrous Fe2+. Khi quá trình chuyển đổi này hoàn tất, sắt ferrous Fe2+ sẽ được cơ thể hấp thụ dần dần và phân phối đến những khu vực cần thiết để thực hiện các chức năng sống cơ bản trong cơ thể.

Trong trường hợp cơ thể bị thiếu sắt, một lượng lớn sắt có thể được hấp thu qua vi nhung mao ở ruột, hay còn gọi là diềm bàn chải, và đi vào các tế bào niêm mạc ruột. Từ đó, sắt sẽ được chuyển vào hệ tuần hoàn và trở lại gan thông qua các tĩnh mạch cửa. Ngược lại, khi cơ thể thừa sắt, lượng sắt hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm.

II – Uống sắt có bị đau dạ dày không?

Ngoài việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, nhiều người cũng chọn các sản phẩm bổ sung sắt để đảm bảo cung cấp đầy đủ sắt, nhằm thu đạt được những lợi ích mà khoáng chất này mang lại cho cơ thể, nhất là các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, có không ít trường hợp gặp phải tình trạng uống viên sắt bị đau dạ dày, khiến họ lo ngại về việc bổ sung khoáng chất này.

Nếu dựa vào sự chuyển hóa của sắt sau khi vào bên trong cơ thể được đề cập ở trên, có thể thấy việc uống sắt không có ảnh hưởng đáng kể tới dạ dày. Vậy tại sao lại có hiện tượng uống sắt bị đau dạ dày xảy ra?

Thực tế cho thấy, lượng sắt trong mỗi liều uống thường rất nhỏ, vì vậy khả năng gây đau dạ dày gần như không đáng kể.

Tuy nhiên, không ít người vẫn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng trên khi sử dụng sắt. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau dạ dày khi uống sắt bao gồm:

– Uống sắt khi đói: Mặc dù sắt được hấp thụ tốt hơn khi dạ dày trống, nhưng do tính chất kim loại của nó, sắt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những ai đã có vấn đề về viêm dạ dày.

– Uống lượng sắt lớn hoặc sắt vô cơ: Sắt có thể làm tổn thương niêm mạc thông qua các tinh thể hemosiderin nâu đen hình thành từ nó. Việc sử dụng sắt vô cơ hoặc nạp quá nhiều sắt so với mức khuyến cáo có thể dẫn đến tình trạng sắt tích tụ lâu ngày trong dạ dày, gây hại cho niêm mạc và gây đau dạ dày.

– Uống sắt khó hấp thu: Dạ dày không chỉ phải co bóp để tiêu hóa sắt mà còn phải làm việc nhiều hơn để xử lý những lượng sắt không hấp thu được, điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và không thoải mái cho dạ dày.

Uống sắt có bị đau dạ dày khôngUống sắt sai cách có thể dẫn tới đau dạ dày

Uống sắt cùng vitamin C thêm bên ngoài: Để tăng khả năng hấp thu sắt, các sản phẩm bổ sung sắt thường có thêm thành phần hỗ trợ là vitamin C, do đó, việc uống kết hợp sắt với vitamin C thêm từ bên ngoài có thể tạo ra một môi trường “độ chua” cao, dễ làm niêm mạc dạ dày viêm loét, gây cảm giác đau bụng trên khi sử dụng sắt.

– Người uống sắt có bệnh lý nền liên quan tới hệ tiêu hóa: Các bệnh nhân bị các bệnh nền như loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mãn tính cần thận trọng trước khi bổ sung sắt. Việc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ trong hệ tiêu hóa, bao gồm: buồn nôn, đau bụng, phân có màu đen và táo bón.

– Sắt uống vào xảy ra tương tác với thức ăn hoặc thuốc khác: Một số thực phẩm và thuốc có thể cản trở khả năng hấp thu sắt hoặc gây kích ứng cho dạ dày. Chẳng hạn, cà phê và sản phẩm từ sữa thường làm giảm hiệu quả hấp thu sắt, trong khi một số loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton, penicilamin, carbidopa, methyldopa, levodopa, các loại kháng sinh như tetracyclin, ofloxacin, levofloxacin,… có thể tương tác gây cản trở quá trình hấp thu sắt và làm tăng nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ khi uống sắt, trong đó có cả tình trạng đau dạ dày.

III – Làm gì để tránh tình trạng uống sắt bị đau dạ dày?

Việc bổ sung sắt không đúng cách có thể gây ra tình trạng đau dạ dày và nhiều tác dụng phụ khó chịu khác, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần chú ý đến một số điểm quan trọng khi bổ sung sắt cho cơ thể để khắc phục được tình trạng uống sắt bị đau dạ dày cũng như tránh gặp phải các tác dụng phụ không đáng khác. Dưới đây là “bí kíp” hỗ trợ đắc lực mà bạn có thể bỏ túi tham khảo:

1. Ưu tiên lựa chọn sử dụng sắt hữu cơ dễ hấp thu

Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, bạn nên xem xét ưu tiên lựa chọn sử dụng sắt hữu cơ thay vì sắt vô cơ.

Sắt vô cơ thường được ưa chuộng vì giá thành phải chăng, nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nóng trong, mẩn ngứa, buồn nôn, táo bón, hay khó chịu ở dạ dày. Ngược lại, sắt hữu cơ, mặc dù đắt hơn, thường ít gây tác dụng phụ hơn và thân thiện với dạ dày nhờ khả năng giải phóng sắt trực tiếp tại ruột non, giúp điều chỉnh lượng sắt hấp thụ một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải. Phần sắt thừa sẽ được cơ thể đào thải tự nhiên qua hệ tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét dạng bào chế của sản phẩm sắt. Các dạng viên nang, viên nén và dạng lỏng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dạng lỏng thường thích hợp cho những người khó nuốt viên và có tốc độ hấp thu nhanh hơn, nhưng có thể gây buồn nôn và làm xỉn màu răng, khác với viên nang hoặc viên nén.

2. Uống sắt vào thời điểm vàng

Thời điểm uống sắt rất quan trọng để tối ưu hóa khả năng hấp thu. Sắt thường hấp thụ tốt nhất khi dùng khi bụng đói, tức là khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Điều này giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn vì không bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong thực phẩm.

Uống thuốc sắt có bị đau dạ dày khôngUống đúng thời điểm giúp hạn chế tình trạng uống sắt bị đau dạ dày

Tuy nhiên, uống sắt khi đói ngược lại còn gây khó chịu thêm cho dạ dày. Để giảm bớt những tác dụng phụ này, bạn có thể kết hợp uống sắt với một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, cần tránh uống sắt cùng với thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua hay phô mai, vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.

Ngoài ra, không nên uống sắt ngay trước khi đi ngủ. Uống sắt vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là vì viên sắt thường chứa vitamin C để hỗ trợ hấp thu. Việc này có thể khiến bạn khó ngủ và không ngủ sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, việc uống sắt vào buổi tối có thể khiến cơ thể không hấp thụ hết lượng sắt được cung cấp, và sắt dư thừa có thể gây kích ứng cho dạ dày, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

3. Uống sắt đúng liều lượng được chỉ định hoặc theo khuyến cáo

Khác với nhiều loại vitamin và khoáng chất khác, việc tiêu thụ sắt quá liều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, với các triệu chứng nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, mất nước và phân có máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tương tự nếu uống bổ sung thiếu lượng sắt khuyến cáo cũng có thể gây ra những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, việc uống sắt đúng liều lượng là rất quan trọng và cần được chú ý khi bổ sung vào cơ thể.

Theo hướng dẫn, người lớn không nên bổ sung quá 45mg sắt mỗi ngày, trừ khi có sự giám sát và chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ trưởng thành, nhu cầu sắt là 18mg mỗi ngày, trong khi những người đang trong quá trình thụ thai cần khoảng 27mg/ngày.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt có thể tăng lên từ 30 đến 60mg mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, trẻ từ 3 đến 6 tháng cần 6,6mg sắt mỗi ngày, trẻ từ 6 đến 12 tháng cần 8,8mg/ngày, và trẻ từ 1 đến 10 tuổi cần 10mg/ngày.

4. Không uống sắt cùng các thuốc hoặc chất gây ức chế quá trình hấp thu sắt

– Không nên uống sắt cùng với canxi hoặc sản phẩm từ sữa:

Việc kết hợp canxi với sắt trong cùng một thời điểm có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Đây là điều cần đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt. Để hạn chế tác dụng phụ do sự cạnh tranh giữa hai khoáng chất này, bạn nên chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng. Tốt nhất là nên cách nhau ít nhất 2 giờ giữa hai loại này để tối ưu hóa khả năng hấp thu của cả hai mà không làm giảm hiệu quả.

Ngoài canxi và sữa, bạn cũng nên tránh sử dụng sắt cùng với các thực phẩm và đồ uống chứa tanin, polyphenol hoặc phytate, như trà, cà phê, chocolate và ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng có thể gây cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể.

Đau dạ dày khi uống sắtKhông nên uống sắt cùng lúc với canxi và sữa

– Không tự ý uống sắt cùng với các loại thuốc:

Sắt có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn, nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ của các kháng sinh như tetracycline và ciprofloxacin. Ngược lại, các loại thuốc như thuốc kháng axit hoặc thuốc trị loét dạ dày lại có thể cản trở việc hấp thụ sắt. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của sắt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này, có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, nóng trong, mẩn ngứa và tiêu chảy,…

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian uống sắt. Việc này sẽ giúp tránh các tương tác không mong muốn và đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

5. Một số lưu ý khác

– Cân bằng giữa bổ sung sắt từ thực phẩm và viên uống: Cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 10-15% lượng sắt từ thực phẩm. Do đó, việc kết hợp bổ sung sắt với chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt.

– Protein động vật hỗ trợ hấp thu sắt: Thịt và cá chứa những thành phần giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể. Bạn nên thêm các nguồn protein động vật vào thực đơn hàng ngày và tránh các đồ uống có tính kích thích để không làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt.

– Uống sắt đúng cách: Không nằm khi uống viên sắt. Và tránh nhai hoặc nghiền nát viên sắt trước khi uống. Nên để nguyên viên để đảm bảo rằng sắt chỉ được giải phóng khi đến ruột non, từ đó hạn chế kích ứng cho dạ dày.

Đau dạ dày do uống thuốc sắtMột số lưu ý giúp bổ sung sắt hiệu quả

– Uống đủ nước khi bổ sung sắt: Khi bổ sung sắt, đặc biệt là những dạng khó hấp thu, cơ thể cần nhiều nước hơn để hỗ trợ tiêu hóa và đào thải chất thải. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước ép trái cây.

– Điều chỉnh hình thức bổ sung sắt cho trẻ em và người già: Đối với trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi, nên sử dụng dạng giọt hoặc siro vì dễ uống hơn. Hãy tuân thủ liều lượng được khuyến cáo cho từng độ tuổi. Nếu sử dụng siro, có thể gây xỉn màu răng, bạn có thể dùng ống hút hoặc pha loãng với nước để giảm thiểu vấn đề này.

– Theo dõi tình trạng sức khỏe: Việc theo dõi sức khỏe sau khi bắt đầu bổ sung sắt là rất cần thiết. Nếu bạn gặp phải các vấn đề không mong muốn liên quan đến việc bổ sung sắt, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

IV – Review loại sắt uống thân thiện với dạ dày được nhiều người tin dùng

Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải tất cả các loại sắt đều dễ dàng hấp thu hoặc phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều sắt, có thể gây ra những vấn đề không mong muốn như các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy hay cảm giác nóng trong, nổi mụn,…. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chứa sắt có sinh khả dụng cao và dễ hấp thu sẽ giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu khi bổ sung sắt.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt, khiến nhiều người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Tuy nhiên, viên uống bổ sung sắt hữu cơ 3 trong 1 Ausfebis đã giúp nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các mẹ bầu, yên tâm hơn nhờ vào những đặc điểm nổi bật của sản phẩm:

– Khả năng hấp thu vượt trội với sinh khả dụng cao:

Ausfebis sử dụng sắt hữu cơ bisglycinate, loại sắt có khả năng hấp thu tốt nhờ sinh khả dụng cao. Sắt này hòa tan dễ dàng trong môi trường pH của cơ thể và ít bị ảnh hưởng bởi thực phẩm hoặc độ pH trong dạ dày, giúp giảm lượng sắt dư thừa trong hệ tiêu hóa. Kết quả là cơ thể có thể hấp thu sắt hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, táo bón hoặc khó tiêu.

– Giảm thiểu các tác dụng phụ khó chịu khi uống sắt:

Viên uống sắt Ausfebis được bổ sung vitamin C, hỗ trợ nâng cao khả năng hấp thu sắt trong hệ tiêu hóa, tối ưu hóa hiệu quả bổ sung sắt và giảm thiểu các tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, và đau bụng.

– An toàn với sức khỏe người tiêu dùng:

Viên uống bổ sung sắt hữu cơ 3 trong 1 Ausfebis đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn của sắt hữu cơ bisglycinate đối với người dùng, đặc biệt với trường hợp người dùng là phụ nữ mang thai, khẳng định tính hiệu quả và độ an toàn cao trong việc bổ sung sắt.

Hơn nữa, Ausfebis là sản phẩm được sản xuất bởi công ty dược phẩm hàng đầu của Úc, Max BioCare, và được nhập khẩu nguyên hộp bởi Tập đoàn Dược phẩm Đại Bắc, đảm bảo chất lượng của từng viên uống đến tay người tiêu dùng.

– Hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng:

Ngoài việc cung cấp đủ hàm lượng sắt cần thiết, viên uống Ausfebis còn chứa axit folic, giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ bé nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.

Đặc biệt, với thành phần calcium folinate, hợp chất có khả năng chuyển hóa trực tiếp thành dạng hoạt tính, rất hữu ích cho thai phụ có đột biến gen MTHFR, viên uống Ausfebis hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và bé một cách tối ưu.

Uống thuốc sắt bị đau dạ dày Viên uống bổ sung sắt hữu cơ Ausfebis 3 trong 1 (*)

Lưu ý: (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hy vọng rằng với những thông tin đã được chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “uống sắt bị đau dạ dày hay không” và biết cách bổ sung sắt hiệu quả để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc bổ sung sắt hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ ngay với Dược sĩ của Đại Bắc qua tổng đài 1800 1125 (miễn phí) để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ cụ thể.

Tham khảo thêm:

Avatar photo
Posted By:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 7 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho Đại Bắc Care, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến các sản phẩm mẹ bé. Hy vọng những nội dung mà cô mang đến sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình dễ dàng và hiệu quả!

Bị nám da khi mang thai có hết

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ.

Bà bầu da dầu mụn: Lưu ý khi

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ.

Bà bầu da khô: Hướng dẫn lựa chọn

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ.

Gel rửa mặt là gì? Bà bầu có

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ.

Top 15 sửa rửa mặt cho bà bầu

Việc bổ sung sắt là một biện pháp quan trọng để hỗ.

Loadding...