Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Uống sắt và vitamin E cùng lúc được không? Nên uống thế nào?

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để chúng phát huy hết công dụng cũng như tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn bạn cần phải biết cách bổ sung.

I – Uống sắt và vitamin E có tác dụng gì?

Trước khi trả lời câu hỏi sắt và vitamin E có uống chung được không? Chúng ta cần hiểu rõ về vai trò của từng loại đối với cơ thể.

1. Tác dụng của sắt với cơ thể

Sắt cũng tương tự như những nguyên tố vi lượng khác, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. Chúng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin – một loại protein trong máu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào. Đồng thời, sắt còn tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể khác.

Việc uống sắt mang đến nhiều lợi ích quan trọng như:

Sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

– Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy: Sắt là thành phần chính của hemoglobin giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến những mô và cơ quan khác. Nếu như thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh và suy giảm hệ miễn dịch.

– Duy trì lượng sắt trong máu: Uống sắt giúp bổ sung sắt cho cơ thể, từ đó duy trì được lượng sắt trong máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt.

– Cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu sắt được xem là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu, khi cơ thể không đủ sắt để tạo nên hồng cầu. Khi người bệnh được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ thường kê đơn thuốc uống chứa sắt để bổ sung sắt cho cơ thể.

– Hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh: Sắt không chỉ tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến hệ thần kinh mà còn tham gia vào quá trình tổng hợp các chất truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenaline. Khi cơ thể thiếu sắt có thể khiến cho hệ thần kinh bị suy yếu, gây rối loạn tâm lý, giảm khả năng tập trung.

– Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Sắt tạo nên hồng cầu cho mẹ bầu và thai nhi để duy trì lượng máu cần thiết cho quá trình trao đổi chất và khí oxy. Nếu như thiếu sắt khi mang thai có thể gây sinh non, trẻ sinh ra có cân nặng thấp, chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Sắt có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch. Chúng giúp kích hoạt hoạt động của những tế bào miễn dịch như lymphocyte và macrophage.

Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể khiến cho hệ thống miễn dịch không thực hiện đúng chức năng. Đó cũng là lý do giải thích vì sao các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên bổ sung sắt ở liều lượng trong mức cho phép.

– Cải thiện tình trạng rụng tóc: Rụng tóc có thể là kết quả của việc cơ thể bị thiếu sắt. Một số bằng chứng cho thấy việc tăng cường dự trữ ferritin sứt ở những người bị thiếu sắt sẽ cải thiện được tình trạng rụng tóc.

2. Tác dụng của vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

– Vitamin E giúp đẹp da và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Tình trạng khô da, da nhăn nheo, thiếu sức sống thường do thiếu vitamin E gây nên. Vì vậy, các sản phẩm chăm sóc da và tóc trong thành phần thường chứa vitamin E.

– Vitamin E giúp bảo vệ trái tim, mang đến hệ tim mạch khỏe mạnh.

– Bổ sung vitamin C là giải pháp hữu hiệu giúp giảm tiến trình lão hóa, mang đến vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại cho chị em phụ nữ.

– Phụ nữ khi mang thai uống vitamin E còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin E giúp tử cung của em bé gái phát triển, đồng thời hạn chế tình trạng teo tinh hoàn cho bé trai. Bên cạnh đó, vitamin E còn làm giảm tình trạng sinh non, sảy thai đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Uống sắt và vitamin e có tác dụng gìVitamin giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong ngăn ngừa lão hóa.

– Bổ sung vitamin E thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe của khớp, cơ, đảm bảo tính linh hoạt của cơ thể.

– Ngăn ngừa tình trạng rạn da sau sinh cho mẹ bầu, giúp chị em trở nên tự tin và khỏe đẹp hơn.

– Giảm triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt.

– Vitamin E giúp cân bằng nội tiết tố nhờ có đặc tính cân bằng hormone.

– Cải thiện thị giác và tăng cường chức năng hệ miễn dịch cũng là một trong những tác dụng mà vitamin E mang lại.

II – Khi nào nên bổ sung sắt với vitamin E?

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp hợp đây có thể xem xét đến việc bổ sung sắt và vitamin E:

– Thiếu máu: Nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, tim đập nhanh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt giúp cải thiện tình trạng này.

– Tiền mãn kinh: Nếu chị em đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể bổ sung sắt. Bởi lúc này cơ thể cần nhiều sắt hơn bình thường để duy trì sức khỏe và cân bằng được lượng sắt trong cơ thể.

– Chăm sóc da: Vitamin E có tác dụng bảo vệ da khỏi sự oxy hóa, giảm vết thâm. Đồng thời, tăng độ đàn hồi và làm chậm quá trình lão hóa. Do đó, bạn có thể bổ sung vitamin E nếu có nhu cầu chăm sóc da.

Uống viên sắt và vitamin ENên bổ sung sắt và vitamin E theo chỉ định của bác sĩ.

– Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Vitamin E được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng việc bảo vệ tế bào tránh khỏi những tổn thương.

– Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Vitamin E có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, trước khi quyết định bổ sung bất cứ dưỡng chất nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều đó, giúp đảm bảo rằng việc sử dụng này là an toàn và phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của bản thân.

– Có kế hoạch mang thai: Sắt và vitamin E rất cần thiết cho những chị em đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai. Vitamin E có tác dụng cải thiện chất lượng trứng và tinh trùng giúp chúng khỏe mạnh hơn. Vì vậy, khi uống sắt và vitamin E trước khi mang thai sẽ giúp tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợ chồng.

III – Sắt và vitamin E uống chung được không?

Có thể thấy, sắt và vitamin E mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một điều khiến nhiều người băn khoăn đó là uống sắt với vitamin E được không?

có nên uống sắt cùng vitamin e không Có thể uống sắt và vitamin E cùng nhau không?

Chúng ta biết rằng, vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu, được hấp thu tốt nhất khi sử dụng cùng hoặc ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn có nhiều chất béo. Trong khi đó, sắt thường được khuyến nghị uống vào lúc đói, xa bữa ăn để làm tăng khả năng hấp thu.

=>> Chính vì vậy, để tối ưu hiệu quả hấp thu của mỗi chất, bạn KHÔNG NÊN uống sắt cùng vitamin E.

Trong trường hợp điều trị thiếu máu thiếu sắt, việc sử dụng vitamin E còn có thể làm giảm đáp ứng huyết học đối với sắt.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tốt nhất trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác uống sắt và vitamin E cùng lúc được không?

IV – Cách bổ sung Sắt với vitamin E cho cơ thể

Để sắt và vitamin E phát huy tối đa công dụng bạn nên bổ sung đúng cách. Theo đó, bạn có thể bổ sung 2 dưỡng chất này cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc viên uống bổ sung sắt và vitamin E.

1. Bổ sung sắt với vitamin E qua thực phẩm

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin E và sắt để tăng cường sức khỏe cũng như cân bằng sinh dưỡng như:

– Thực phẩm giàu sắt: Cơ thể con người không thể tự nhiên tạo ra sắt mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc những chất bổ sung. Sắt tìm thấy trong thực phẩm ở 2 dạng đó là sắt heme và sắt non – heme. Có rất nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt bạn có thể lựa chọn để bổ sung trong chế độ ăn uống của mình như: Gan động vật, các loại thịt đỏ, lạc, hạt hướng dương, cải xanh, rau bina…

– Thực phẩm giàu vitamin E: Vitamin E có nhiều trong một số loại thực phẩm như: dầu oliu, dầu hạt lanh, hạt hướng dương, quả hạch lựu, quả bơ, hạt hạnh nhân, rau lá xanh…Vì vậy, hầu hết mọi người không có nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này. Để tăng lượng vitamin E cho cơ thể của bạn rất đơn giản bạn chỉ cần lên một chế độ ăn uống hợp lý như thêm một số loại hạt vào trong chế độ ăn mà thôi.

2. Uống chế phẩm bổ sung sắt và vitamin E

Ăn những thực phẩm giàu sắt và vitamin E là điều quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ thể không nhận đủ dưỡng chất này qua chế độ ăn uống. Vì vậy, việc sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt là điều cần thiết.

2.1. Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt

Các chế phẩm bổ sung sắt có thể được sản xuất ở dạng viên nén, viên nang, viên nhai hoặc dung dịch lỏng. Loại nén phổ biến trên thị trường là sắt sulfat, ngoài ra còn có các chế phẩm ở dạng muối gluconat hoặc fumarate.

Một tiêu chí quan trọng khi chọn chế phẩm bổ sung sắt là chọn dòng sắt. Sản phẩm bổ sung sắt thường có 2 dạng là sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Trong đó, sắt hữu cơ là dòng sắt dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ hơn so với loại sắt vô cơ.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn loại sắt nào để bổ sung lượng sắt cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu máu có thể tham khảo viên uống bổ sung sắt Ausfebis. Đây là dòng sắt hữu cơ giúp bổ sung sung sắt, axit folic và vitamin C giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu và sau sinh hoặc những người đang trong tình trạng thiếu máu.

Liệu uống sắt với vitamin e được khôngBổ sung sắt bằng viên uống Ausfebis.

Viên uống bổ sung sắt Ausfebis được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng bởi:

– Sử dụng viên bổ sung sắt hữu cơ Ausfebis dễ hấp thụ và sinh khả dụng cao hơn nhờ có khả năng hòa tan tốt ở pH sinh lý. Ngoài ra, chúng ít bị ảnh hưởng tới thức ăn hay pH dạ dày.

– Bổ sung thêm vitamin C nên tăng khả năng hấp thu sắt trên đường tiêu hóa.

– Kết hợp sắt và acid folic từ đó giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Giúp thai nhi phát triển toàn diện, giảm nguy cơ bị nhẹ cân, dị tật.

2.2. Sử dụng vitamin E tổng hợp

Ngoài việc bổ sung vitamin E qua thực phẩm ăn uống hàng ngày bạn có thể bổ sung vitamin E tổng hợp. Theo khuyến nghị của các chuyên gia việc uống vitamin E chỉ nên dành cho những người có chế độ ăn uống thiếu hụt loại vitamin E này hoặc những người có làn da khô.

Đối với những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh gan, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hoặc suy thận, dị ứng, viêm mãn tính nên uống cách nhật 1 đến 2 tháng rồi nghỉ mới sử dụng tiếp. Phụ nữ ngoài 30 tuổi chỉ nên bổ sung vitamin E tổng hợp mỗi ngày trong vòng 1 đến 2 tháng sau đó dừng lại một thời gian rồi mới tiếp tục bổ sung.

V – Bổ sung Sắt và vitamin E cần lưu ý điều gì?

Với những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được có nên uống sắt cùng vitamin E không? Ngoài ra, để 2 dưỡng chất này phát huy hết công dụng cũng như tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

1. Bổ sung sắt với vitamin E theo đúng liều lượng được khuyến cáo

Việc lạm dụng vitamin E hoặc sắt quá mức có thể khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, đặc biệt là những đối tượng sử dụng với liều cao.

Bổ sung sắt và vitamin EBổ sung sắt với vitamin E theo liều lượng khuyến cáo.

– Liều lượng bổ sung sắt: Bất cứ đối tượng nào khi bổ sung sắt như bà bầu, trẻ nhỏ nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng. Liều dùng sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như các chế phẩm từ sắt:Thông thường, hàm lượng sắt được đề nghị bổ sung là từ 100 – 200mg sắt nguyên tố và được chia từ 1 đến 3 liễu mỗi ngày hoặc sử dụng cách này.

– Liều lượng bổ sung vitamin E: Tùy vào từng lứa tuổi mà cơ thể chúng ta cần một lượng vitamin E nhất định để đảm bảo quá trình chuyển hóa của cơ thể. Theo đó, trẻ em từ 1-3 tuổi là 6mg/ngày, trẻ em từ 4 đến 8 tuổi là 7mg/ngày, còn trẻ từ 9 đến 13 tuổi là 11mg/ngày.

Bé gái lớn hơn và chị em đang mang thai là 15mg/ngày, phụ nữ sau sinh và cho con bú là 19mg/ngày. Vì vậy, bạn nên bổ sung đúng theo liều lượng được khuyến cáo.

2. Không nên uống sắt và vitamin E với gì?

Khi bổ sung sắt bạn nên tránh một số thực phẩm và đồ uống dưới đây: Canxi, cà phê, sữa, nước giải khát, nước có gas… Bởi chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ của sắt. Ngoài ra, không nên uống sắt cùng với các loại thuốc kháng sinh.

Không nên kết hợp vitamin E cùng với vitamin K bởi vì chúng có thể làm gia tăng thời gian đông máu. Vitamin E cũng có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc Tamoxifen và cyclosporine, vì vậy bạn không nên sử dụng vitamin nếu đang sử dụng loại thuốc này khi điều trị bệnh.

3. Thời gian bổ sung sắt và vitamin E?

Bạn không thể tùy tiện tự ý bổ sung chất sắt và vitamin E và tự ý quyết định dừng hay là tiếp tục uống. Việc bổ sung dưỡng chất này trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và theo ý kiến của bác sĩ sau khi thăm khám cho bạn.

– Thời gian bổ sung sắt: Thời gian sử dụng sắt ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng hấp thụ tuổi tác và giới tính. Thông thường, đối với người lớn thường được khuyến nghị bổ sung sắt liên tục trong vòng 3 tháng. Sau đó, bạn nên dừng sắt trong khoảng 1 đến 2 tháng rồi mới tiếp tục sử dụng. Còn đối với những người mắc bệnh lý thiếu sắt, thời gian bổ sung được khuyến cáo tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 6 tháng.

– Thời gian bổ sung vitamin E: Theo khuyến nghị của chuyên gia, phụ nữ sau 30 tuổi chỉ nên bổ sung vitamin E dạng tổng hợp mỗi ngày trong vòng 1 cho đến 2 tháng. Sau đó, dừng lại một thời gian rồi mới bổ sung tiếp.

*Lưu ý: Đang sử dụng thuốc kháng sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống sắt.

4. Trường hợp không nên bổ sung sắt và vitamin E

Sắt và vitamin E mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bổ sung, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

– Trường hợp không nên bổ sung vitamin E: Đối với những người đang mắc phải một số bệnh lý dưới đây không nên bổ sung vitamin E: Huyết áp cao, bệnh máu khó đông, cholesterol bị tăng, người mắc bệnh gan, người có thói quen hút thuốc… Chỉ những người bị bệnh, da khô sạm hoặc tóc gãy rụng nhiều hay có chỉ định từ bác sĩ mới nên uống vitamin E.

– Trường hợp không nên bổ sung sắt: Những người mắc bệnh Hemochromatosis di truyền, mắc bệnh lý huyết học như tan máu bẩm sinh, bệnh huyết sắc tố, rối loạn sinh tủy, người đang sử dụng thuốc kháng sinh đường tiết niệu, kháng sinh nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone huyết áp…

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được tác dụng của việc bổ sung sắt và vitamin E, cũng như thời điểm bổ sung và một vài lưu ý cần tránh. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Bà bầu bị sạm da phải làm sao?

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức.

Bà bầu có nên tẩy da chết không?

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức.

Bị nám da khi mang thai có hết

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức.

Bà bầu da dầu mụn: Lưu ý khi

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức.

Bà bầu da khô: Hướng dẫn lựa chọn

Sắt và vitamin E là 2 dưỡng chất cần thiết cho sức.

Loadding...