Danh mục: Cẩm nang cho mẹ

Uống sắt bị táo bón phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp phải gây không ít khó chịu tới sinh hoạt thường ngày. Vì tác dụng phụ này mà không ít người phải bỏ dở việc bổ sung. Vậy làm thế nào để cải thiện hiện tượng này? Hãy cùng Đại Bắc Care tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I – Bổ sung sắt có tác dụng gì?

Sắt là thành phần quan trọng, có tác dụng tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Hemoglobin giúp những tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Còn myoglobin trong các tế bào cơ có chức năng dự trữ, tiếp nhận và vận chuyển, giải phóng oxy.

Khi lượng sắp hấp thụ thường xuyên ở mức thấp, lượng sắt dự trữ có thể bị cạn kiệt, dẫn tới giảm nồng độ hemoglobin. Tình trạng lượng sắt dự trữ cạn kiệt gọi là cạn kiệt sắt có thể dẫn tới một loạt vấn đề về sức khỏe.

Uống sắt có gây táo bón khôngSắt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Bổ sung sắt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Điều trị chứng thiếu máu, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hội chứng chân không yên, cải thiện nhận thức…

Đối với một người bình thường, lượng sắt cần mỗi ngày là 15mg/ngày. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Mẹ bầu nếu bị thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

II – Tại sao uống sắt bị táo bón?

Sắt là thành phần quan trọng đối với sức khỏe con người. Cơ thể cần được bổ sung sắt qua thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ trợ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp gặp phải tình trạng uống sắt gây táo bón.

Táo bón được xem là một trong những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi bổ sung sắt. Tình trạng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân gây nên như:

1. Do sắt không được hấp thu hết

Uống sắt có bị táo bón không? Câu trả lời là có nếu bạn sử dụng các dạng sắt khó hấp thu hoặc sử dụng sắt liều lượng cao. Lượng sắt không được hấp thu sẽ đào thải một phần qua phân và gây nên tình trạng táo bón.

2. Bổ sung sắt bị táo bón do uống không đủ nước

tại sao uống sắt gây táo bónBổ sung sắt nhưng không uống đủ nước có thể gây táo bón.

Uống không đủ lượng nước cần thiết cũng được xem là nguyên nhân uống viên sắt bị táo bón. Nếu như không uống đủ nước, ruột già sẽ hấp thụ nước từ chất thải khiến cho phân trở nên cứng hơn, gây khó đi ngoài và bị táo bón là điều khó tránh khỏi.

3. Nội tiết tố thay đổi

Trong cơ thể có một số loại hormone có vai trò điều hòa nhu động đường tiêu hóa. Nếu như nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là ở những chị em đang mang thai có thể làm giảm nhu động ruột và gây nên tình trạng táo bón.

4. Không bổ sung đủ lượng chất xơ

Nếu bạn đang băn khoăn tại sao uống sắt gây táo bón? Thì đây sẽ là câu trả lời cụ thể. Chất xơ có vai trò giúp làm mềm phân và tăng thể tích phân, kích thích hoạt động của nhu động ruột đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các chất xơ hoà tan còn là nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn có ích tại ruột, thúc đẩy sự phát triển của chúng để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Khi bạn sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt nhưng không bổ sung chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ gây táo bón.

Ngoài ra, uống sắt bị táo bón cũng có thể do bạn vận động ít. Khi ít vận động sẽ khiến cơ bụng yếu hơn và làm chậm nhu động ruột, gây táo bón. Không chỉ vậy, cơ thể vận động ít cũng khiến cho máu kém lưu thông và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều hòa nhu động ruột gây đầy bụng, khó chịu.

5. Uống sắt sai cách

Nhiều người thường lầm tưởng rằng khi bổ sung viên sắt hoặc sắt nước là cơ thể có thể hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng, sử dụng sắt sai cách không chỉ khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt cần thiết mà còn có thể tăng nguy cơ bị táo bón.

Uống sắt bị táo bón phải làm saoBổ sung sắt sai cách cũng có thể gây táo bón.

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng sắt sai cách như:

– Không bổ sung thêm vitamin C: Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Nếu như thiếu vitamin C sẽ khiến cho lượng sắt hấp thu giảm, sắt không hấp thu đào thải qua phân, đây cũng là lý do giải thích tại sao uống sắt bị táo bón?

– Uống sắt cùng với một số chất gây cản trở hấp thu sắt: Ngay cả khi bạn sử dụng sắt dễ hấp thu thì vẫn có thể gặp phải tình trạng táo bón nếu uống cùng canxi hoặc sữa. Bởi canxi và sữa có thể khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo lắng cặn gây táo bón. Vì vậy, khi uống sắt bạn cần tránh xa một số loại đồ uống như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas, sữa…

– Uống sắt sai thời điểm: Nếu như bạn uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ có thể khiến cơ thể hấp thụ ít chất sắt hơn. Từ đó, khiến sắt bị dư thừa, tạo nên lắng cặn tăng áp lực lên hệ tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón.

III – Dấu hiệu uống sắt táo bón

Các dấu hiệu uống sắt bị táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau, nhưng thường có một số đặc điểm chung:

– Sau khi uống sắt đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

– Phân khô cứng và khó khăn khi đẩy ra ngoài.

– Cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh.

– Có lẫn máu trên bề mặt phân cứng.

– Phân có đường kính lớn hơn bình thường và có thể gây tắc nghẽn.

– Đau bụng kèm theo hiện tượng chướng hơi, đầy bụng.

– Thường xuyên phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài mới có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.

IV – Uống sắt bị táo bón có sao không?

Táo bón do uống sắt có thể được cải thiện sau 2-3 ngày nếu như bạn có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể gây nên một số tác hại như:

– Táo bón do uống sắt kéo dài lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới việc bổ sung, thậm chí một số trường hợp phải dừng lại. Đặc biệt, nếu mẹ bầu ngừng bổ sung sắt do táo bón có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, sảy thai, sinh non, con sinh ra nhẹ cân…

– Táo bón lâu ngày sẽ khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng (bệnh trĩ), nứt kẽ hậu môn gây cảm giác đau nhức khó chịu.

– Khi phân không được loại bỏ hoàn toàn sẽ gây nên tình trạng ứ phân và tích tụ ngày càng nhiều trong ruột. Điều này có thể dẫn tới tắc nghẽn ruột gây nên tình trạng đau bụng, khó chịu, buồn nôn…

– Nếu không xử lý tình trạng này sớm, táo bón kéo dài có thể làm rối loạn chức năng của vị tràng, khiến những chất cặn bã không được đào thải. Điều này có thể khiến cho các độc tố tồn tại lâu ngày có thể gây viêm nhiễm trực tràng. Những chất gây ung thư tích tụ trong đại tràng và trực tràng có thể dẫn tới bệnh ung thư trực tràng.

V – Uống sắt bị táo bón phải làm sao?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng uống thuốc sắt bị táo bón có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện:

1. Uống đủ nước mỗi ngày

Như đã đề cập ở phần trên, thiếu nước có thể gây táo bón. Vì vậy, nếu bạn đang bổ sung viên sắt hoặc các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Tùy vào từng thể trạng, giới tính, độ tuổi mà bạn nên cung cấp từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày. Điều này không chỉ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn chu mà còn giúp hạn chế tình trạng táo bón.

2. Tăng cường vận động

Uống sắt có gây táo bón không? Cũng sẽ phụ thuộc một phần vào yếu tố này. Vì vậy, để cải thiện tình trạng táo bón bạn nên tăng cường vận động sau khi bổ sung sắt.

Tập thể dục, thể thao là biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng táo bón. Theo các chuyên gia cho biết, khi tập thể dục không chỉ giúp cơ thể săn chắc mà còn rất cần thiết cho các hoạt động tiêu hóa, đặc biệt là điều hòa nhu động ruột.

Uống sắt nào không bị táo bónBạn nên tập thể dục thể thao để cải thiện tình trạng này.

Tập thể dục cải thiện tình trạng táo bón bằng cách giảm thời gian di chuyển qua ruột già của thức ăn, giúp cho phân không bị khô cứng khi đào thải ra bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp tăng cường vận động làm tăng tốc độ của nhịp tim, hơi thở. Từ đó, kích thích sự co bóp tự nhiên của cơ thành ruột giúp đẩy phân ra ngoài nhanh chóng và không gây táo bón

3. Tăng cường bổ sung chất xơ

Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là những thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột.

Tăng cường chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Từ đó, cải thiện được tình trạng táo bón do uống sắt gây nên. Tuy nhiên, lưu ý nên bổ sung chất xơ từ từ và đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

4. Tập đi vệ sinh đúng giờ

Để cải thiện tình trạng uống sắt bị táo bón bạn nên tập đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định vào buổi sáng. Bởi đây là thời điểm thích hợp để đi đại tiện vì đại tràng hoạt động mạnh nhất vào thời điểm này.

5. Hạn chế thực phẩm dễ gây táo bón

Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Một số thực phẩm dễ gây táo bón bạn nên tránh như: Hoa quả còn xanh, bắp chuối, quả hồng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, bánh quy…

6. Massage

Massage vùng đáy chậu được xem là một cách giảm táo bón hiệu quả. Đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Bạn hãy thử massage lên vùng đáy chậu để nới lỏng cơ và giảm kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột để từ đó cải thiện tình trạng này.

uống thuốc sắt bị táo bónMassage vùng bụng cải thiện tình trạng uống sắt bị táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng có thể massage vùng bụng bằng cách xoa tay lên xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng lực vừa phải khi xoa để kích thích đại tràng, tránh gây đau. Bạn có thể xoa từ vùng bụng dưới lên bên phải, tiếp đến di chuyển tới khung xương sườn và dạ dày rồi đến phần bụng dưới bên trái.

7. Dùng thuốc thụt

Trong một số trường hợp, tình trạng táo bón khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và cần giảm triệu chứng nhanh chóng. Lúc này, bạn có thể phải sử dụng đến các loại thuốc thụt để trị táo bón.

Loại thuốc này sẽ được bơm vào trực tràng để kích thích nhu động ruột, khiến cho phân trơn và mềm dễ dàng được đào thải ra bên ngoài.

Tuy nhiên, thuốc thụt chỉ được xem là biện pháp điều trị cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả.

Nếu như lạm dụng thuốc thụt có thể gây nên một số biến chứng như tổn thương hậu môn, đau rát, viêm nhiễm hậu môn thậm chí là mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên.

Trong trường hợp uống sắt bị táo bón kéo dài kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

VI – Cách phòng tránh táo bón khi uống sắt

Việc bổ sung sắt cho cơ thể rất quan trọng, tuy nhiên để tránh bị táo bón bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

1. Lựa chọn thuốc bổ sung sắt không gây táo bón

Trên thị trường có vô vàn sản phẩm bổ sung sắt. Theo cấu trúc, chúng được phân chia thành sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ có ưu điểm hơn so với sắt vô cơ là hấp thu dễ hơn cũng như ít gây tình trạng táo bón hơn.

Uống viên sắt bị táo bón Viên uống bổ sung sắt Ausfebis giảm tình trạng táo bón.

Vì vậy, để uống thuốc sắt không gây táo bón bạn nên chọn thuốc sắt dạng hữu cơ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn viên sắt không táo bón có thể tham khảo sản phẩm viên uống bổ sung sắt hữu cơ 3 trong 1 Ausfebis. Sản phẩm này được Đại Bắc Group nhập khẩu nguyên hộp từ Úc.

Viên uống bổ sung sắt hữu cơ Ausfebis có nhiều đặc điểm nổi bật như:

– Có chứa thành phần chính là sắt hữu cơ bisglycinate giúp tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng cao. Chúng có thể hòa tan tốt ở pH sinh lý và ít bị ảnh hưởng bởi pH dạ dày hoặc thức ăn, có thể uống trong hoặc sau ăn mà không giảm hấp thu sắt..

– Dễ hấp thu, sinh khả dụng cao mang đến tác dụng tốt khi sử dụng. Sử dụng viên uống Ausfebis còn hạn chế gặp phải một số tác dụng phụ như đầy hơi, táo bón, đau bụng. Viên uống bổ sung sắt hữu cơ Ausfebis được bổ sung thêm vitamin C nên tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

– Ngoài ra, trong sản phẩm còn có chứa một số thành phần như acid folic giúp giảm tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

2. Bổ sung sắt từ thực phẩm

Ngoài việc tìm hiểu loại sắt nào không gây táo bón bạn cũng có thể bổ sung sắt từ thực phẩm để tránh gặp phải tình trạng này. Một số thực phẩm giàu sắt như:

– Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,…

– Gan động vật.

– Các loại rau có màu xanh thẫm như cải bó xôi, bông cải xanh.

– Các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen,d đậu đỏ, óc chó, macca…

3. Bổ sung sắt đúng cách

Như đã đề cập người lớn hay trẻ uống sắt có bị táo bón không? Cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc bạn bổ sung có đúng cách hay không.

Khi bổ sung sắt cho bà bầu hoặc trẻ nhỏ nên dùng liều lượng sắt đúng tới đơn kê hoặc tư vấn của bác sĩ. Liều sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng chế phẩm sắt. Bạn nên kiểm tra lượng sắt nguyên tố trong từng viên thuốc sắt hoặc ống sắt dạng nước.

Theo các bác sĩ chuyên khoa bạn nên uống sắt vào sáng sớm để chúng phát huy hết tác dụng. Đây là thời điểm cơ thể trải qua một giấc ngủ dài nên hàm lượng sắt và canxi ở mức thấp. Bạn nên uống sắt đều đặn vào mỗi buổi sáng.

Nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Không uống sắt cùng với các chất gây cản trở quá trình hấp thu sắt như sữa, canxi, cà phê, nước ngọt…

Uống sắt bị táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp. Để tránh bị khó chịu hay ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp cải thiện và phòng tránh tình trạng này. Nếu như bạn còn có bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của Đại Bắc Care để được tư vấn chi tiết hơn qua tổng đài 18000.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Có nên uống viên sắt sau khi hiến

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp.

Sau sảy thai có nên uống sắt không?

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp.

Phụ nữ uống sắt có tăng khả năng

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp.

Uống sắt quá liều có sao không? Triệu

Uống sắt bị táo bón là tình trạng mà nhiều người gặp.

Loadding...